TOP 10 Những bộ phim hoạt hình hay nhất của Nhật Bản

Phim hoạt hình Nhật Nhật Bản từ trước đến giờ đã nổi tiếng trên toàn thế giới bởi các ý tưởng sáng tạo, hình ảnh ấn tượng, âm nhạc hay, tạo hình nhân vật trong sáng. Nhiều người thường hiểu sai về các bộ phim hoạt hình chỉ như là một cách thư giãn dành cho trẻ con, nhưng ở Nhật, đằng sau mỗi câu chuyện đạo diễn tạo ra đều ẩn chứa những giá trị văn hóa, những bài học triết lý về con người và cuộc sống ngay cả người trưởng thành cũng cần phải suy ngẫm và học hỏi.

Hành trình vươn ra thế giới của phim hoạt hình Nhật Bản

Nhắc tới đất nước Nhật Bản là nhắc tới cả một nền văn hóa đồ sộ và đa dạng, phản ánh óc sáng tạo không giới hạn giúp người Nhật chinh phục mọi đỉnh cao. Điều này được thể hiện rõ nét trong nhiều lĩnh vực đời sống như thời trang, ẩm thực, âm nhạc, nghệ thuật, phim ảnh… và đặc biệt là phim hoạt hình (anime). Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu hành trình vươn ra thế giới của nền công nghiệp phim hoạt hình Nhật Bản qua bài viết dưới đây nhé!

Phim hoạt hình Nhật Bản anime bắt nguồn từ đâu?

Vào năm 1914, nền công nghiệp truyện tranh, hoạt hình của các nước phương Tây như châu Âu hay Mỹ đã khá phát triển và tạo ra sức lan tỏa trên khắp thế giới. Điều này đã tạo nên nguồn cảm hứng sáng tác cho các họa sĩ tranh biếm họa của Nhật Bản thời bấy giờ. Tới năm 1917, bộ phim hoạt hình Nhật Bản đầu tiên đã chính thức ra đời.

Tác phẩm này được họa sĩ Kouchi Junichi có nội dung khá đơn giản và chỉ có thời lượng là hai phút. Nội dung kể về một anh chàng võ sĩ đạo, hay còn gọi là samurai. Anh chàng này do tính tình ngốc nghếch nên đã mua nhầm thanh kiếm không có giá trị sử dụng. Tuy nhiên nhờ sự kiên trì vượt qua gian nan, thử thách nên cuối cùng đã tìm được cho mình thanh kiếm chất lượng và tinh xảo.

Tuy nhiên một vài nghiên cứu lại chỉ ra rằng, tiền thân của anime không phải bộ phim hoạt hình nói trên. Đó là một bức ảnh chuyển động có hình cậu bé trong trang phục thủy thủ đang cầm bút viết lên trên tấm bảng trắng và ngả mũ cúi chào. Dòng chữ viết được cho là tựa đề của bộ phim. Đoạn phim này có tên Katsudou Shashin và đến nay danh tính tác giả vẫn chưa được làm rõ.

Bộ phim hoạt hình Nhật Bản đầu tiên có độ nổi tiếng toàn cầu là Cậu Bé Quả Đào (Momotaro). Bộ phim bắt nguồn từ truyện cổ tích Nhật Bản, với nội dung xoay quanh hai ông bà lão vô tình tìm thấy quả đào khi đi qua suối. Khi bổ quả đào thì bất ngờ có một cậu bé chui ra. Cậu lớn rất nhanh và sau này trở thành một vị tướng vô cùng tài giỏi. Bộ phim được thể hiện bởi họa sĩ Kitayama Seitaro.

Những bước ngoặt của nền công nghiệp phim hoạt hình Nhật Bản

Mãi tới thập niên 60, nền công nghiệp truyện tranh và phim hoạt hình Nhật Bản mới ghi nhận những bước chuyển mình mạnh mẽ. Và nhà khởi xướng cho phong trào truyện tranh đó chính là Tezuka Osamu. Ông là tác giả của nhiều bộ truyện nổi tiếng gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ bạn đọc như Hi no Tori (Phượng Hoàng Lửa), Astro Boy (Siêu Nhí Astro), Black Jack (Bác sĩ quái dị)… Những đóng góp tích cực của Tezuka Osamu đã giúp ông được mệnh danh là ông tổ của ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản.

Nhờ sự khởi xướng đi đầu của Tezuka Osamu mà những bộ phim hoạt hình Nhật Bản liên tục được ra đời và phát triển. Nền công nghiệp phim hoạt hình ghi nhận những làn sóng mới mẻ với đa dạng các thể loại và những dòng phim riêng biệt. Từ đây, cụm từ “otaku” cũng trở nên vô cùng phổ biến. Từ chỗ mang nét nghĩa tiêu cực thì nay nó đã được sử dụng để chỉ những người yêu thích đọc truyện tranh và xem phim hoạt hình Nhật Bản.

Đến thập niên 70 thì làn sóng đón nhận và yêu thích anime cũng dần được lan tỏa rộng rãi hơn. Trong đó nhiều bộ truyện tranh và phim hoạt hình đã trở thành tượng đài bất hủ góp phần hình thành nền văn hóa Nhật Bản. Ví dụ như bộ truyện tranh Doraemon, một chú mèo máy được gửi đến từ tương lai để giúp đỡ cậu học sinh xui xẻo là Nobita đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhiều bạn đọc toàn thế giới. Đặc biệt bộ truyện tranh của nhóm họa sĩ Fujiko Fujio này cũng đã được chuyển thể thành phim hoạt hình và tạo nên cơn sốt trong giới otaku.

Từ đây, những bộ truyện tranh ăn khách lần lượt ra đời, trong đó không thể không kể đến Cao thủ bóng rổ (Slam Dunk), Bảy viên ngọc rồng (Dragon Ball), Áo giáp vàng  (Saint Seiya)… Đây là những tựa manga được độc giả vô cùng ưa chuộng và vì thế cũng nhanh chóng được chuyển thể thành phim hoạt hình để thỏa mãn sở thích và đam mê xem phim hoạt hình Nhật Bản của nhiều người.

Cuộc xâm chiếm Hollywood của làn sóng phim hoạt hình Nhật Bản

Không dừng lại ở đó, làn sóng anime tiếp tục được mở rộng ra thế giới nói chung và các nước phương Tây nói riêng. Đặc biệt sự ra đời và hình thành của xưởng phim hoạt hình Ghibli đã khẳng định vị thế vững chãi của phim hoạt hình đến từ đất nước mặt trời mọc. Cột mốc vô cùng đáng nhớ của nền công nghiệp phim hoạt hình Nhật Bản là vào năm 2001.

Đây là năm ra đời của bộ phim Vùng đất linh hồn (Spirited Away). Bộ phim đã vượt qua các đối thủ sừng sỏ như Pixar hay Walt Disney để trở thành Phim hoạt hình xuất sắc nhất trong lễ trao giải Oscar. Bộ phim kể về hành trình huyền ảo của cô bé Chihiro trên hành trình đến với vùng đất linh hồn vô cùng huyền ảo và chứa đầy những điều kỳ bí. Từ đó nêu bật được những vấn đề bức bối của xã hội và đem đến cho người xem nhiều bài học quý giá.

Đặc biệt phim hoạt hình Nhật Bản cũng có sức ảnh hưởng và lan tỏa mạnh mẽ đối với đế chế điện ảnh Hollywood của Mỹ. Cụ thể, bộ phim đình đám Pacific Rim của đạo diễn Guillermo del Toro cũng có những khung cảnh làm gợi nhớ đến những bộ anime nổi tiếng như Attack on Titan hay Gundam. Siêu phẩm anime Ghost in the Shell cũng được remake vào năm 2017 và trở thành bộ phim bom tấn có sự góp mặt của nữ diễn viên nổi tiếng Hollywood Scarlett Johansson.

Nền công nghiệp phim hoạt hình Nhật Bản chắc chắn sẽ còn có những bước tiến vượt bậc trong tương lai. Những tác giả manga và anime Nhật Bản với khả năng sáng tạo không ngừng nghỉ luôn khiến cho độc giả đi từ hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Góp phần lan tỏa nền văn hóa của xứ sở hoa anh đào đến toàn thế giới. 

TOP 20 những bộ phim hoạt hình Anime hay nhất của Nhật Bản

1. Spirited Away (Sen và Chihiro ở Vùng đất linh hồn)

Năm 2001, hãng phim Ghibli của Nhật Ban cho ra mắt bộ phim Spirited Away được biên kịch và đạo diễn bởi Miyazaki Hayao.

Bộ phim kể về việc cô bé Chihiro cùng cha mẹ vô tình lạc vào thế giới của các linh hồn. Ở đây, cha mẹ của cô đã bị trúng lời nguyền biến thành heo.

Chihiro buộc phải ở lại đây làm việc và tìm cách cứu cha mẹ của mình. Trong quá trình đó, cô bé đã phải trải qua rất nhiều những câu chuyện kỳ lạ.

Mỗi câu chuyện lại chính là một bài học triết lý về cuộc sống này, từ vấn đề ô nhiễm môi trường, việc trẻ em bị xâm phạm bạo hành hay bị bóc lột sức lao động cho đến những câu chuyện đầy tình người, về lòng hiếu thảo và văn hóa thần đạo của nước Nhật.

2. Howl’s Moving Castle (Lâu đài di động của pháp sư Howl)

Cốt truyện xoay quanh cô thợ làm mũ 18 tuổi tên là Sophie. Sophie không may dính phải một lời nguyền độc ác khiến cô hóa thành bà lão 90 tuổi với mái tóc bạc trắng.

Với sự gan dạ của mình, cô bé đã bắt đầu chuyến phiêu lưu và đem lòng cảm mến chàng phù thủy Howl trên tòa lâu đài di động khổng lồ

Sophie nỗ lực hóa giải lời nguyền của mụ phù thủy và tìm lại trái tim bị đánh mất của người mình yêu.

3. Tonari no Totoro (Hàng xóm của tôi là Totoro)

Totoro – nhân vật hoạt hình trong bộ phim nằm ở vị trí thứ 18 trong danh sách “50 nhân vật hoạt hình nổi tiếng nhất” và hiện như là linh vật của xưởng phim hoạt hình Studio Ghibli.

Bộ phim kể về 2 chị em Satsuki (11 tuổi), Mei (4 tuổi) và thần rừng Totoro. Khi gia đình ông Kusakabe chuyển đếm vùng nông thôn sinh sống, hai chị em Satsuki và Mei rất tò mò về những câu chuyện ma mãnh trong căn nhà mới của họ.

Hàng xóm của gia đình hai chị em là một bà lão tốt bụng và một cậu cháu trai tên là Kanta.

Trong một lần Mei đang chơi đùa ở khu rừng gần nhà, cô bé vô tình gặp được một con thú to lớn nhưng rất dễ thương và đặt tên cho nó chính là Totoro.

Sau đó chị gái của Mei là Satsuki cũng gặp Totoro và cuộc sống của họ thay đổi với những chuyến phiêu lưu kì thú cùng Totoro..

4. 5 Centimeters Per Second (5 Centimet trên giây)

Bộ phim như là một câu chuyện tình buồn của những năm 90 trên đất nước mặt trời mọc. Câu chuyện diễn ra từ khi Takaki Tono – nhân vật chính của bộ phim mới 13 tuổi cho đến khi anh chàng đã trưởng thành.

Bộ phim có 3 chương với thời lượng tổng là 62 phút gồm chương 1 có tiêu đề là “Hoa anh đào”; chương 2 là “Cosmonaut” và chương cuối mang tên “5 cm/s”.

Chi tiết quan trọng và đắt giá nhất xuyên suốt 3 chương của bộ phim là tình yêu của chàng trai này chỉ dành duy nhất cho một người con gái mà anh yêu.

Kết thúc bộ phim là cảnh hai người trẻ cách nhau bởi một đoàn tàu xe lửa – đó là một trong các cái kết gây tranh cãi nhất thế giới.

5. A letter to Momo (Thư gửi Momo)

Bộ phim kể về hành trình của cô bé Momo cùng mẹ chuyển từ Tokyo đến một hòn đảo nhỏ.

Với nỗi đau mất cha, sự hối hận khi đã cãi nhau với ông vào ngày gặp nhau cuối cùng và bức thư vỏn vẹn 3 chữ cha để lại “Gửi Momo”, cô bé trở nên buồn sầu.

Nhưng nhờ sự xuất hiện của 3 người bạn yêu quái rắc rối và phá phách, Momo đã dần thay đổi và bắt đầu một cuộc sống mới vui vẻ hạnh phúc hơn.

Cũng nhờ thoát khỏi sự u buồn mà cô bé đã tìm ra những lời cuối cùng mà cha để lại trong dòng chữ “Gửi Momo”.

6. The Wind Rises (Gió nổi)

Jiro là nhân vật chính của bộ phim. Chàng trai mang trong mình niềm yêu thích mãnh liệt với bầu trời và luôn khao khát được trở thành phi công lái máy bay chinh phục bầu trời. Tuy nhiên, cậu lại không thể thực hiện giấc mơ của mình bởi anh chàng bị cận nặng.

Tuy nhiên, Caporni – một kỹ sư hàng không người Ý đã truyền cảm hứng cho cậu và mang đến cho anh một đam mê mới.

Jiro đã trở thành kỹ sư chế tạo máy bay chiến đấu, những chiếc máy bay mà Nhật Bản sử dụng trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II và anh cũng tìm thấy cô gái của cuộc đời mình là Naoko.

7. Grave of Fireflies (Mộ đom đóm)

Nội dung bộ phim kể về câu chuyện tình anh em cảm động của hai đứa trẻ mồ côi là cậu anh trai Seita và cô em gái Setsuko trong bối cảnh giai đoạn cuối của những năm thuộc Thế chiến thứ II ở Nhật.

Sau cuộc dội bom của quân đội Mỹ xuống thành phố Kobe, mẹ của Seita và Setsuko đã mất. Cha của 2 anh em lúc này đang ở trong lực lượng Hải quân Hoàng gia Nhật.

Không nơi nương tựa, trước sự thờ ơ của họ hàng và mọi người xung quanh, Seita và Setsuko buộc phải tự mình dựa vào nhau để tồn tại.

Không may, cô em gái Setsuko không chống chịu được cái đói và đã qua đời.

Trong lịch sử phim hoạt hình Nhật Bản, hình ảnh cái chết của Setsuko và nỗi đau đớn của Seita có thể coi là những thước phim đâu thương lấy đi nhiều nước mắt nhất của người xem.

8. Ponyo (Cô bé người cá Ponyo)

Nội dung câu chuyện kể về một cô bé cá vàng có tên Polumisharudin – là con gái của vua biển cả nhưng lại mong muốn được làm người nên đã trốn khỏi biển cả. Và được cậu bé Sousuke nhặt được.

Khi cô đang bị kẹt trong một cái chai trên mặt biển và được Sousuke đặt một cái tên khác là Ponyo. Ponyo đã chữa lành vết thương trên tay Sousuke và được cậu bé mang về nuôi.

Cha của Ponyo là vua biển cả khi biết con gái mình đã bỏ ra ngoài liền tìm bắt cô bé quay về. Tuy nhiên, nhân lúc cha vắng mặt, cô bé Ponyo đã nhờ các em giúp đỡ trốn ra ngoài tìm Sousuke.

Ponyo đã vô tình nuốt một chút máu của con người trong lúc trị thương cho cậu bé Sousuke nên cô bé đã từ từ trở thành người, tuy nhiên cùng lúc đó thì phép thuật của Ponyo cũng từ từ biến mất…

9. From Up on Poppy Hill (Từ phía đồi hoa Anh Túc)

Lấy bối cảnh của Nhật vào những năm 60, From Up on Poppy Hill kể về cô bé Matsuzaki Umi sống trên đỉnh của một ngọn đồi ở sát biển.

Cha của Umi đã mất tích trong chiến tranh nhưng cô bé vẫn kiên trì kéo cờ trong sân trồng đầy hoa anh túc mỗi ngày với hi vọng cha sẽ sớm nhận ra lá cờ và trở về nhà.

Thời gian sau, Umi tình cờ gặp được và quen biết một nam sinh cùng trường tên Shun. Umi và Shun được nghi ngờ là có quan hệ huyết thống với nhau, nhưng điều đó cũng không thể phủ nhận tình cảm thầm lặng của họ.

10. Princess Mononoke (Công chúa Sói)

Trong phim, chàng hoàng tử Ashitaka bị vướng vào cuộc chiến giữa một bên là công chúa Mononoke (cô là con gái nuôi của thần Sói trắng) và bà Eboshi và đội quân (những kẻ sử dụng vũ khí chiếm đoạt khu rừng Tây vực).

Bằng sự chân thành của mình, hoàng tử đã làm dịu đi sự oán hận trong lòng công chúa Mononoke và giúp Eboshi nhận ra sai lầm và dừng lại.

Bộ phim mang lại thông điệp về sự chung sống hòa bình giữa con người với tự nhiên.

Phim hoạt hình Nhật Bản nổi tiếng thế giới không chỉ về các mặt ta có thể thấy được như hình ảnh, âm thanh… mà còn mang ý nghĩa sâu xa, khiến người ta không chỉ xem mà còn phải ngẫm.