Ngã ngửa trước những cú sốc văn hóa du học Nhật Bản

Thông thường khi đi du học tại một đất khác bạn sẽ gặp những cú sốc văn hóa trớ trêu và không thể nào tin nổi. Bởi sự khác nhau trong văn hóa của các nước. Nếu chúng ta không chuẩn bị kĩ trước khi đi du học Nhật Bản thì sẽ rất khó hòa nhập vào môi trường mới. Để giúp các bạn có thể dễ dàng hòa nhập với nền văn hóa Nhật. Dưới đây sẽ giới thiệu một số cú sốc văn hóa du học Nhật Bản phổ biến.

Cú sốc văn hóa du học Nhật Bản
Cú sốc văn hóa du học Nhật Bản

Sự tỉ mỉ, chi tiết cao trong công việc

Hầu hết du học sinh Việt đều gặp khó khăn trong việc hòa nhập môi trường mới ở Nhật Bản. Lý do quan trọng nhất là sự khác biệt rất lớn giữa các nền văn hóa với nhau. Trong khi người Việt quen tụ tập, ồn ào, náo nhiệt. Thì ngược lại người Nhật có phong cách sống khép kín, trọng lễ nghĩa, tỉ mẩn, khuôn mẫu, kỷ luật cao. Đôi khi đến mức khắc nghiệt và dễ làm người khác cảm thấy khó chịu.

Yêu cầu sự tỉ mỉ cao trong công việc
Yêu cầu sự tỉ mỉ cao trong công việc
Sự tỉ mỉ, chi tiết cao trong công việc của người Nhật khiến không ít du học sinh “muốn điên đầu”. Một bạn du học sinh Việt chia sẻ: “Dù đã quen với việc hòa nhập môi trường sống mới nhưng vẫn không ít lần bị stress vì phải chỉnh sửa tới mức hoàn hảo các bài luận hay điền giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính. Tôi đã mất hàng tuần để chỉnh sửa báo cáo trước khi nộp lên giáo sư. Từng câu, từng chữ đều được yêu cầu chuẩn format. Các lỗi nhỏ nhất cũng phải sửa lại chỉn chu nhất hoặc hoàn hảo nhất cho đến hết thời hạn. Sửa đến khi không còn sửa thêm được nữa. Tôi còn đau đầu hơn khi các giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng… ở Nhật cũng yêu cầu kê khai chi tiết”.

Chữ tín luôn đặt lên hàng đầu

Chữ tín đối với người Nhật rất quan trọng. Cho nên nhiều bạn du học sinh đã rơi vào trường hợp sốc văn hóa du học Nhật Bản. Một bạn nữ sinh chia sẻ: “Trong công việc lúc nào cũng cảm thấy khá căng thẳng, mỗi một chi tiết đều phải cẩn trọng hết mức. Vì người Nhật đặc biệt đối với những người làm quản lý rất cầu toàn, trọng chữ tín”.

Sốc trước văn hóa lặng yên của người Nhật

Bạn phải là người giỏi chịu đựng và quen với sự im lặng mới có thể sống ở đất Nhật. Ở môi trường khi mà tiếng ồn được hạn chế tới mức tiếng chuông điện thoại cũng trở thành chế độ thừa. Trong mọi nơi bạn sẽ không được để chuông điện thoại. Không nói chuyện riêng hay làm ồn để thể hiện sự tôn trọng người khác.

Ở Nhật sự yên lặng đặt lên hàng đầu
Ở Nhật sự yên lặng đặt lên hàng đầu

Khi bạn đi xe buýt công cộng như tàu điện hay xe bus chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với biển cảnh báo tắt chuông điện thoại. Vì họ cho rằng nó có thể làm phiền, thậm chí là gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người già. Hoặc những người mắc phải căn bệnh tim nếu làm họ giật mình.

Sốc văn hóa du học Nhật Bản trước sự lạnh lùng, khó gần con người

Đây chính là sự cảm nhận của nhiều bạn du học sinh khi đến đất nước mặt trời mọc. Thông thường người Nhật sẽ không mời bạn đến nhà chơi và không tới chơi nhà bạn. Cách nói chuyện cũng không thân mật mà nằm trong mức xã giao. Họ thường giữ kẽ, lịch sự với bạn nhưng sẽ từ chối mọi lời mời.

Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà trách họ vô cảm, lạnh lùng. Bởi con người tại đây đang sống trong xã hội công nghiệp bận rộn, họ đều là cá nhân độ lập. Từ khi con bé đã được rèn luyện cho mình đức tính tự lập. Họ tạo cho mình một khoảng không gian riêng nên không muốn ai xâm nhập, phá vỡ hết. Nếu bạn về các miền quê thì sẽ thấy con người ở đây thân thiện hơn rất nhiều so với trên thành phố.

Con người khó gần hơn so với các nước khác
Con người khó gần hơn so với các nước khác

Sốc văn hóa du học Nhật Bản trước những loại máy móc tự động

Một bạn du học sinh chia sẻ: “Mọi thứ ở đây đều tự động ở mức tối đa. Việc sử dụng các loại máy như thế này rất là bất tiện cho những người mới đến. Đơn giản là nhà vệ sinh của trường học có cả tá nút bấm: Xả, các chế độ phun rửa, tăng giảm nhiệt độ thành bồn, nhiệt độ nước, gọi hỗ trợ khẩn cấp, thậm chí cả sấy khô…

Theo nữ sinh Việt, lối sống và làm việc của người Nhật có phần khắt khe, khuôn mẫu nhưng chúng ta lại học được rất nhiều điều từ họ. Trái với người Việt luôn đặt gia đình, những gì thiết thân lên làm trọng. Điều này khiến không ít du học sinh đặt câu hỏi tại sao họ lại phải khổ như vậy. Nhưng những đức tính đó lại là bí quyết để Nhật Bản vực dậy sau những thảm họa khủng khiếp, rồi đứng vững và phát triển khiến thế giới ngả mũ khâm phục như ngày nay.

Xem thêm: Văn hóa Nhật Bản qua góc nhìn của du học sinh Việt như thế nào?

Các bạn du học sinh Việt Nam ban đầu sẽ rơi vào trạng thái sốc văn hóa du học Nhật Bản. Tuy nhiên, theo thời gian sẽ học được rất nhiều điều hữu ích từ cách sống chỉn chu, kỷ luật nơi đây. Đặc biệt là ý thức đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Mong rằng sẽ thấy nhiều hình ảnh này ở Việt Nam.