Trong thế chiến thứ 1 và thứ 2, Nhật Bản là một trong những bên tham chiến trực tiếp. Với bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tình hình Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
1. Nhật Bản trước chiến tranh thế giới
Trước khi tham dự vào chiến tranh thế giới thứ 1 từ sau khi bắt đầu Minh Trị Duy Tân, Đế quốc Nhật Bản đã tham gia hai cuộc chiến quan trọng.
- Chiến tranh Nhật – Trung (1894 – 1895): Cuộc chiến xoay quanh việc tranh giành quyền kiểm soát, ảnh hưởng đối với bán đảo Triều Tiên. Quân Nhật đánh bại quân Trung Quốc tại bán đảo Liêu Đông, gần như tàn phá hải quân Trung Quốc tại hải chiến Hoàng Hải. Trung Quốc buộc phải ký hiệp ước Shimonoseki, nhường phần lớn Mãn Châu và đảo Đài Loan cho Nhật Bản.
- Chiến tranh Nhật – Nga (1904 – 1905): Đây là cuộc xung đột để tranh giành kiểm soát Triều Tiên cùng một số vùng Mãn Châu giữa đế quốc Nhật Bản và đế quốc Nga. Cuộc chiến có ý nghĩa quan trọng do đây là cuộc chiến hiện đại đầu tiên mà một nước Châu Á đánh bại một cường quốc Châu Âu. Đã giúp nâng cao hình ảnh, vị thế nước Nhật trên chính đàn quốc tế.
2. Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ 1
Nhật Bản tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm 1914 theo phe Entente. Nhân cơ hội Đức đang bận rộn với chiến tranh tại Châu Âu và Nhật muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại Trung Quốc. Nhật Bản tuyên chiến với Đức ngày 23/08/1914. Nhanh chóng chiếm những lãnh thổ như Caroline, Mariana, Sơn Đông, Quần đảo Marshall.
Đối với đồng minh phương Tây, Nhật Bản tìm cách bám lấy vị thế của mình tại Trung Quốc bằng việc đưa ra 21 điều đòi hỏi áp đặt lên Trung Quốc năm 1915. Ngoài việc nới rộng tầm kiểm soát lên tô giới Đức tại Mãn Châu, Nội Mông. Nhật Bản còn muốn cia phần làm chủ cơ sở chính khai thác, luyện kim tại miền Trung Trung Quốc.
Trong giai đoạn 1914 – 1918 nền công nghiệp Nhật Bản đã tăng gấp 5 lần so với trước. Các loại hàng hòa bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường khác trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nền công nghiệp nước này lại không có dấu hiệu gì khởi sắc. Khi những tàn dư chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại ở vùng nông thôn. Từ đó, tạo nên rào cản về sự phát triển của Nhật Bản.
3. Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ 2
Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới lớp 11 nền kinh tế Nhật phải chịu hậu quả nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế. Công nghiệp giảm 32%, ngoại thương giảm 80%, 3 triệu lao động thất nghiệp và cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra quyết liệt. Số người thất nghiệp lên đến 3 triệu người.
Để đưa nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, giải quyết khó khăn bởi thiếu nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa. Giới cầm quyền Nhật đã tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra ngoài. Khởi đầu tại chính sách là việc chiếm Trung Quốc. Châm ngòi nổ cho chiến tranh thế giới thứ 2 tại mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương sau đó là Châu Á và toàn thế giới.
Cụ thể, tháng 9/1931 Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc. Mở đầu cuộc xâm lược nước này cùng quy mô rộng. Đến đầu năm 1930 Nhật Bản diễn ra quá trình thiếp lập chế độ phát xít với việc sử dụng rộng rãi bộ máy quân sự, cảnh sát chế độ quân chủ Nhật Bản. Trong lúc này, hạt nhân Đảng cộng sản đã tổ chức nhiều hình thức chống phát xít hóa, lôi kéo nhân dân, sĩ quan, binh lính.
4. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản là nước bại trận và bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Nhiều khó khăn bao trùm quốc gia này như thất nghiệp, thiếu thốn lượng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, lạm phát nặng nề. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật Bản cần dựa vào viện trợ kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.
Dưới chế độ quân quản tại Mỹ, một loạt chính sách dân chủ tiến hành:
- Ban hành hiến pháp mới
- Thực hiện cải cách ruộng đất
- Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt
- Trừng phạt tội phạm chiến tranh
- Giải giáp lực lưỡng vũ trang
- Ban hành quyền tự do dân chủ.
Các chính sách đem lại không khí mới với tầng lớp nhân dân, thúc đẩy phát triển đất nước.
4.1. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
Từ năm 1945 – 1950 nước Nhật bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế, nền kinh tế phát triển chậm chạp, phụ thuộc nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, những năm 70 trở đi kinh tế đã phát triển mạnh mẽ. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính lớn thế giới. Coi trọng việc phát triển kinh tế và xã hội. Nhật Bản thúc đẩy khoa học kĩ thuật, phát triển thêm cơ sở nghiên cứu. Đồng thời mua các phát minh từ bên ngoài về tham khảo. Cùng với đó, chính sách đối nội, đối ngoại được cải thiện, trở thành đồng minh của Mỹ.
Có thể thấy hậu quả từ chiến tranh để lại cho Nhật vô cùng to lớn, khắc nghiệt. Tuy nhiên, nhờ có ý chí kiên cường cùng với tinh thần dân tộc cao mà người Nhật đã từng bước khắc phục khó khăn. Qua đó đưa Nhật Bản sánh ngang thậm chí vượt qua cả các cường quốc trên thế giới.
Trên đây là những thông tin về tình hình Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Hi vọng các bạn sẽ hiểu thêm về chặng đường đầy thăng trầm của Nhật Bản giai đoạn 1914 – 1945.
Nguồn thông tin: Wikipedia