7 lý do chàng trai người Việt bị sốc khi sang Nhật Bản

Đã tròn 45 năm kể từ khi Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ 2 nước, gắn bó khăng khít trên lĩnh vực kinh tế. Có rất nhiều doanh nghiệp NB đầu tư vào VN, vậy nên tại Nhật cũng không ít người trẻ tuổi Việt làm việc, lao động. Ngoài ra, để làm việc cho các công ty mẹ tại Nhật, hơn thế nữa là làm việc tại Nhật Bản, ngày càng nhiều người Việt Nam sang Nhật với tư cách thực tập sinh hay du học sinh.

 

Anh T đến từ miền Bắc Việt Nam, đã sang Nhật làm việc với vai trò một thực tập sinh kỹ thuật được 3 năm, hiện đang làm việc cho một công ty bất động sản Nhật. Dù hai quốc gia cùng thuộc khu vực châu Á, nhưng anh T vẫn liên tiếp gặp phải những cú sốc văn hóa trong cuộc sống tại Nhật. Anh đã chia sẻ tiết lộ những trải nghiệm này cùng với chúng tôi.

(Bài viết dưới đây chỉ là ý kiến cá nhân dựa theo bảng khảo sát)

Món ăn ngon nhất tại Nhật Bản là “lươn”

Nền văn hóa ẩm thực gần gũi, nên có rất nhiều người Việt yêu thích đồ ăn Nhật. Anh T cũng không phải ngoại lệ. Trong số đó, nhất định phải nói đến lươn.

“Món lươn của Nhật Bản ngon đến đáng kinh ngạc. Ẩm thực Việt cũng có các món từ thịt lươn, nhưng thường chỉ là thái nhỏ rồi nấu canh. Tôi không nghĩ thịt lươn lại có miếng to và ngon mắt như vậy. Món cơm lươn ở Nagoya là tuyệt nhất.”

Thịt lươn nướng luôn là món ăn truyền thống mà người Nhật tự hào. Dù không biết Việt Nam còn món ăn nào từ lươn nữa không, nhưng món lươn của Nhật Bản vẫn hoàn toàn khác lạ. Chắc hẳn anh T không phải là người duy nhất yêu thích cơm lươn ở đây.

Cà ri không ngon… đồ ăn Nhật Bản vị quá nồng

“Tôi cảm thấy món ăn ở Nhật có vị khá nồng. Đồ ăn Việt được điều chỉnh hương vị bằng cách thêm nước mắm hoặc rau thơm, nên mùi vị món ăn không bị nồng như trước.”

Món ăn Nhật Bản với gia vị phong phú, hương vị đậm đà, song lại tạo thành vị nồng đối với người Việt Nam đã quen ăn nhạt.

“Ngoài ra, kì thực tôi cũng không thích cơm cà ri lắm. Vị nó có cảm giác hơi chua. Có thể là vì ở Việt Nam không hay ăn cà ri ở nhà nên không quen.”

Nói gì thì cơm cà ri Nhật Bản vẫn được đánh giá là món ăn ngon trên thế giới. Song cũng có những ngoại lệ người Việt Nam không ăn được cà ri.

Cà ri xanh không phải món ăn Việt

Anh T cũng kể về một trải nghiệm sốc văn hóa khác với món cà ri.

“Thỉnh thoảng tôi có ghé qua nhà hàng Việt Nam tại Nhật, và rất nhiều trong số đó phục vụ cả các món ăn Thái. Dù là nhà hàng Việt nhưng lại có cả món cơm cà ri xanh (Green curry). Cà ri xanh là món ăn của Thái Lan, đâu phải đồ ăn truyền thống Việt Nam. Mà đồ ăn Việt cũng không cay. Vậy mà thỉnh thoảng vẫn có người nhầm lẫn về điều này.”

Việt – Thái là hai nước láng giềng nên cảm giác rằng văn hóa ẩm thực cũng gần nhau, nhưng thực chất lại không hề như vậy. Song chúng ta vẫn hay bắt gặp các nhà hàng “món ăn Thái Lan – Việt Nam”.

Chẳng phải giá khách sạn hơi cao quá sao?

Hệ thống khách sạn ở Nhật rất khác so với Việt Nam.

“Ở Việt Nam thuê khách sạn tính theo đơn vị từng phòng. Vậy nên, thuê 2 người sẽ rẻ hơn so với 1 người. Còn tại Nhật Bản, sẽ phải thuê phòng cho từng người một. Đối với một người Việt thì như vậy khá là đắt.”

Nếu không quen với hệ thống khách sạn này,  bạn có thể bị bất ngờ khi đặt phòng.

Cảm động vì lòng tốt của những người Nhật khi được họ đối xử thân thiết như người nhà.

Khi anh làm việc tại Nhật, anh cảm thấy người Nhật như thế nào?

“Người Nhật rất tốt bụng. Tôi đã từng nghĩ rằng vì họ rất nghiêm khắc trong công việc nên con người họ cũng sẽ lạnh lùng nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Nhân viên công ty đã đối xử với tôi rất tốt, như người thân trong gia đình. Ở Việt Nam cũng thế, công ty giống như 1 đại gia đình vậy. Cũng chính vì vậy mà tôi đã quyết định làm việc ở công ty bất động sản để giúp đỡ những người Nhật gặp phải khó khăn khi ở Việt Nam.”

Tôi rất vui khi còn những trường hợp như của anh T giữa những rắc rối giữa thực tập sinh người Việt và những đơn vị phái cử tràn lan trên những phương tiện truyền thông. Tôi mong rằng sẽ ngày càng có nhiều hơn những môi trường lao động lành mạnh, nơi xuất hiện những mối quan hệ thân thiết như trong 1 gia đình như trường hợp của anh T.

Không phải nhường ghế cho người già trên tàu điện, xe bus…

Khác với những người Nhật tốt bụng đã tiếp xúc, anh T có vẻ khá sốc về mặt tính cách này của người Nhật.

“Có nhiều người không nhường ghế cho những người già trên tàu điện hoặc xe bus. Trong văn hóa người Việt, việc nhường ghế cho người bề trên hoặc người lớn tuối rất được coi trọng. Không có chuyện là khi có người già bước lên xe mà người trẻ tuổi lại không nhường ghế ngồi của mình cho họ. Nhiều khi người phụ xe hoặc tài xế còn bắt người trẻ tuổi đứng lên và bào người già ngồi xuống (cười). Tôi không thể hiểu được cảnh mà khi người già đang phải đứng mà người trẻ ngồi ngủ gật hoặc thản nhiên nghịch điện thoại như vậy.”

Quả thực chúng ta thường thấy cảnh những người trẻ tuổi giả vờ ngủ hoặc giả vờ chăm chú dùng điện thoại để không phải nhường ghế cho người già nhỉ. Dù ở Nhật có ghế ưu tiên và cũng có nhiều người nhường ghế nhưng đúng là chúng ta nên học tập nét văn hóa tốt đẹp này của người Việt.

Dù con gái người Nhật rất đáng yêu nhưng tại sao họ lại kết hôn muộn vậy?

“Con gái Việt có tính cách mạnh mẽ nên khó hẹn hò. Nhưng ngược lại, con gái Nhật lại có nhiều người rất hiền lành, dễ thương, dịu dàng. Vậy thì tại sao họ lại kết hôn muộn vâỵ? Nhiều người hơn 30 tuổi rồi vẫn chưa kết hôn. Ở Việt Nam thì tầm 25 tuổi trở lên mà chưa kết hôn sẽ bị gọi là “gái lỡ thì” đấy.”

Tầm hơn 20 tuổi là “gái lỡ thì” sao? Trong suy nghĩ của người Nhật thì như thế lại là quá sớm. Có thể là do người Việt có quan niệm kết hôn và sinh con sớm chăng?

Dù đã ở Nhật 5 năm nhưng anh T vẫn còn cảm thấy ngạc nhiên vì nhiều điều ở Nhật. Nhưng tôi cũng rất vui vì cho dù như vậy nhưng anh ấy vẫn tiếp tục lựa chọn làm việc với người Nhật.

Dịch từ nguồn: https://livejapan.com/

Nhận tư vấn miễn phí

"CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2022"

  • Bạn đang tìm hiểu về chương trình du học?
  • Bạn đang chưa biết nên đi xklđ Nhật Bản như thế nào?
  • Bạn muốn nhận thông tin chính xác nhất?