7 thói quen của người nước ngoài khiến người Nhật kinh ngạc

Ngày nay, du lịch nước ngoài trở nên phổ biến. Hiếm có người nào lại chưa từng xuất ngoại. Tuy nhiên, việc sinh sống tại ngoại lại là một câu chuyện khác. Có những câu chuyện mà bạn không nhận thấy trong chuyến du lịch cũng lại bắt gặp ngay trong chính cuộc sống thường nhật. Đặc biệt, với những kiến thức thông thường của Nhật Bản, thì mỗi ngày tại nước ngoài sẽ lại là một cú sốc văn hóa. Ngoài ra, kể cả với những người sinh sống trong thời gian dài tại nước ngoài, đã có những thói quen thay đổi theo đất nước mình cư trú, thì cũng không hiếm những lần sốc văn hóa. Mỗi đất nước đều có phong tục tập quán, thường thức riêng. Có những điều với dân bản xứ là hiển nhiên, nhưng với người Nhật thì đấy là lại thói quen tập quán đáng kinh ngạc. Có vô vàn những câu chuyện như vậy, xin được giới thiệu những trường hợp tiêu biểu nhất dưới đây.

Không phân loại rác

Nhật Bản là quốc gia tiên tiến trong việc phân loại rác, chắc hẳn chẳng có một đất nước nào trên thế giới phân loại rác tỉ mỉ tới như vậy. Người nước ngoài tới đây ban đầu sẽ rất lúng túng, và phải mất tới vài tháng mới quen được cách phân loại. Ở Nhật nếu các chung cư có nơi gom rác thì bạn có thể bỏ rác bất kỳ lúc nào. Nhưng nếu ở hộ gia đình thì ngày, giờ đổ mỗi loại rác riêng biệt lại khác nhau, ngay cả với người Nhật cũng rất phức tạp.

Trong khi đó, các quốc gia khác lại cực kì hời hợt với việc này, có những quốc gia hoàn toàn chẳng phân loại rác. Và thường cũng chẳng có việc phạt tiền nếu không tuân theo quy định phân rác. Dù là chai thủy tinh hay lon kim loại, rác cháy được hay không cháy được đều vứt cùng một chỗ. Có phân loại chăng nữa, cũng chỉ chia thành rác tái chế (chai nhựa,..), rác thông thường và các loại khác. Với những người Nhật đã kỹ tính quen với việc phân chia rác, đa phần sẽ kinh ngạc mà thốt lên: “Cái này, thực sự có thể vứt chung một chỗ sao?”

Không rửa tay khi đi vệ sinh và trước bữa ăn

Với tích cách sạch sẽ, người Nhật rất ngạc nhiên khi chứng kiến nhiều người khác không rửa tay khi đi vệ sinh. Và đa phần là ở nam giới phương Tây. Ngược lại, những người nước ngoài sống tại Nhật lâu năm cũng có phản ứng tương tự khi quay lại đất nước mình. Ở châu Âu, việc mang giày là điều hiển nhiên, họ cũng được cho là thường không rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi ăn cơm. Song điều này lại rất khác với người Nhật, những người luôn suy nghĩ về vi khuẩn, ô uế. Việc này có lẽ chỉ đơn giản là do sự khác biệt trong tư tưởng ngay từ ban đầu mà thôi.

Giúp đỡ trong việc xách hành lý trên cầu thang

Đây là một thói quen tốt. Nhất là khi đi đến các nước phương Tây, khi cố kéo xe đẩy em bé lên cầu thang, hoặc khi mang vali, tôi luôn nhận được lời đề nghị giúp đỡ từ người khác.

Ở Nhật, những bà mẹ phải bế con, dẫn theo trẻ nhỏ, thậm chí còn mang theo hành lý, xe đẩy em bé khi lên xuống cầu thang cũng không có ai cất lời. Trong khi ở nước ngoài, bạn hoàn toàn không cần lo lắng. Bởi khi thấy có người phải một mình mang hành lý, vali nặng, hầu hết sẽ có người tới giúp bạn.

Hôn lên má chào hỏi

Hành động này chủ yếu ở Pháp và Thụy Sĩ, nhưng có vẻ không chỉ người Nhật Bản mà cả các nước khác cũng không quen với việc này. Người Mỹ thường sẽ hay bắt tay, và tôi cũng nghe nói họ cũng xấu hổ khi không rõ về màn hôn chào hỏi này.

Ở Pháp, cụ thể là tại Paris, mỗi bên sẽ hôn má chào hỏi một đến hai lần, tại các miền quê là 4 lần, và ở Thụy Sĩ thường khoảng 3 lần tùy theo hoàn cảnh. Với lần gặp mặt đầu tiên, giữa nữ giới với nữ giới, hoặc nữ giới với nam giới cũng nhiều người hôn chào hỏi. Còn với nam giới thì việc này thường chỉ diễn ra giữa anh em, bạn bè thân thiết.

Ngoài ra, ngay cả khi ở những quốc gia không có tập tục này như Anh, Úc,… thì vẫn có trường hợp hôn chào hỏi với những người thân thiết. Ngược lại, nếu có mối quan hệ thân quen mà bạn không hôn thì sẽ có cảm giác xa cách. Ban đầu, bạn có thể không quen, thấy ngượng ngịu nhưng dần sẽ nhanh chóng làm quen với nó và cư xử 1 cách thông minh.

Vứt thuốc lá bừa bãi

Đối với một người Nhật nghiêm cấm việc hút thuốc khi đi bộ, luôn mang theo gạt tàn di động, thì đây thật là một thói quen đáng ngại. Nước ngoài cấm hoàn toàn việc hút thuốc trong phòng, mà cũng tùy quốc gia và địa điểm mà sẽ có trang bị gạt tàn hay không. Vậy nên rất nhiều người hay vứt thuốc ra xung quanh.

Dễ dàng có thể bắt gặp những người vừa đi vừa hút thuốc. Điều này chấp nhận được tại nước ngoài bởi tư tưởng chủ nghĩa cá nhân cao, song lại hoàn toàn khác với lối quan điểm của người Nhật, luôn để ý xung quanh và đặt người khác lên trước bản thân.

Người ta không đánh giá rằng người vứt tàn thuốc bừa bãi thật là tệ hại. Mà ngược lại, có ý kiến rằng nếu không có gì vứt xuống đường, thì những người dọn rác lại không có việc gì để làm. Tương tự, họ cho rằng không việc gì phải giữ sạch sẽ, mà để bẩn cũng được để người phục vụ hay người dọn dẹp có thể làm việc. Hẳn đây cũng là nguyên nhân tại sao ở các quầy fastfood tự phục vụ, nhiều người rời đi mà vẫn để nguyên lại khay đồ ăn của mình.

Nói chuyện điện thoại trên tàu điện hoặc xe bus

Tất cả những người nước ngoài ở Nhật đều nói là: “ Tôi rất ngạc nhiên khi thấy mọi người đều yên lặng trên xe bus và tàu điện”. Người Nhật luôn nghĩ rằng việc nghe điện thoại di động trên phương tiện di chuyển công cộng là gây phiền toái cho người xung quanh. Khi họ ra nước ngoài, thấy mọi người thường nghe điện thoại trên tàu điện hoặc xe bus, họ đã rất ngạc nhiên.

Vì không có suy nghĩ rằng tiếng nói chuyện của mình làm phiền đến người khác, nên mọi người xung quanh cũng chả mấy khó chịu với tiếng nói chuyện điện thoại to khiến cả xe đều có thể nghe thấy như vậy. Những người nước ngoài khi đến Nhật trong 1 thời gian ngắn cũng khó có thể hiểu được lý do tại sao không được nói chuyện điện thoại trên tài điện hay xe bus.

Toa-let không có tiếng nước chảy

Ở Nhật, khi đi toa-let, vì không muốn nghe thấy tiếng của chính mình, cũng không muốn người khác nghe thấy nên bồn cầu thường có chế độ phát ra tiếng nước chảy. Những ở nước ngoài, người ta không để ý đến điều này, khi đi vệ sinh nơi công cộng chẳng quan tâm đến tiếng của những người khác. Dường như mọi người cũng không xấu hổ gì cả.

Còn 1 lý do khác là do ở đất nước đó, nước rất đáng quý. Và cũng giống như ở ví dụ trước về nghe điện thoại trong xe điện, họ không cảm thấy người xung quanh sẽ phiền hà, nên cũng không có thói quen vừa đi vệ sinh vừa xả nước. Lúc đầu bạn có thể thấy rất miễn cưỡng, nhưng dần khi sẽ quen dần khi nhiều nhà vệ sinh trở nên khan hiếm nước mà thôi.

Nhập gia tùy tục. Khi đến 1 quốc gia khác và sinh sống ở đó, bạn sẽ quen dần với những điều  ngạc nhiên lúc ban đầu. Ngược lại, nếu cứ khăng khăng với những giá trị quan của Nhật Bản, ghét bỏ những điểm khác biệt kia, bạn sẽ căng thẳng và không thể tận hưởng cuộc sống ở nước ngoài được. Hãy ghi nhớ những đặc tính tốt của người Nhật là thích sạch sẽ và lịch sự nhưng đồng thời cũng phải quan tâm đến những phong tục tập quán ở địa phương để có thể sống thật thoải  mái, vui vẻ.

Dịch từ nguồn: https://www.mondestay.com/jp

Chia sẻ và tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích về Nhật Bản tại group Nhật Bản chờ tôi nhé các bạn nha

Với hệ thống Fanpage và Group gần 1.000.000 lượt theo dõi. Tương tác và ổn định nhất trong những Group và Fanpage về Nhật Bản hiện nay.  Chúng tôi luôn nỗ lực cung cấp thông tin, hỗ trợ các bạn mong muốn đến Nhật Bản với những thông tin chính xác hữu ích nhất. Truyền cảm hứng và giúp các bạn vững tin trên con đường đến với đất nước mặt trời mọc. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về Nhật Bản tại nhatbanchotoinhe.com – Kênh thông tin Nhật Bản số 1 Việt Nam