TOP 10 nét đặc trưng văn hóa Nhật Bản có 1 không 2

Nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản chính là sự kết hợp hài hòa giữa nền văn hóa lâu đời và cái mới, mang đến sự đa dạng và riêng biệt. Với một nền văn hóa truyền thống độc đáo, đặc trưng từ các lễ hội, phong tục tập quán cho đến con người luôn mang đến cho mỗi du khách yêu thích khám phá văn hóa Nhật Bản. 

1. Văn hóa trà đạo Nhật Bản

Phát triển từ cuối thế kỷ VII, trà đạo dần trở thành nghệ thuật thưởng thức trà cũng như nét đặc trưng văn hóa Nhật. Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn rộng lớn. Họ cho rằng thông qua cách uống trà, thưởng thức trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi người. Tinh thần của trà đạo còn được biết đến qua bốn chữ hòa, kính, thanh, tịch. Hòa là hòa bình; kính là tôn trọng người trên, yêu thương bạn bè, con cháu; thanh tức là thanh tịch, thanh khiết; tịch là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.

Văn hóa trà đạo
Văn hóa trà đạo

2. Văn hóa ẩm thực Nhật Bản 

Từ xưa đến nay người Nhật rất thích ăn cá đây được xem là món ăn ngon Nhật Bản không thể bỏ qua trong mỗi bữa ăn gia đình. Bạn nhất định phải thưởng thức qua món cá tươi sống thái mỏng Sashimi ăn kèm với xì dầu, cây cải nhựa đã nghiền nhỏ (Wasabi) hoặc món Sushi, Tempura được chế biến từ nhiều loại hải sản như tôm, cua, mực, ốc… Bên cạnh đó, món ăn từ thịt bò như Yakiniku (thịt nướng), Sabusabu (thịt bò nhúng) cũng rất hấp dẫn. Rượu Sake không chỉ là thức uống hàng ngày trong mỗi bữa ăn còn mang đậm ý nghĩa văn hóa, tôn giáo, trở thành quốc tửu Nhật Bản cầu nối giữa con người với con người, giữa con người với thần linh. 

3. Trang phục truyền thống Nhật Bản

Giống như người Việt mặc áo dài, ở Nhật Bản Kimono chính là trang phục dân tộc, được biết đến rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách mặc loại trang phục này đúng cách nhất. Ở bên ngoài, Kimono dường như rất dễ mặc, chỉ cần thực hiện một vài bước đơn giản như mặc áo dài, buộc thắt lưng, đi dép nhưng thực sự mặc không phải điều dễ dàng. Trong thực tế, rất nhiều loại Kimono, chúng sẽ được sử dụng, mặc theo nhiều cách khác nhau để phù hợp cho sự kiện trang trọng hay giản dị, cho phụ nữ kết hôn hay chưa kết hôn.

Trang phục truyền thống Kimono
Trang phục truyền thống Kimono

4. Văn hóa giao tiếp Nhật Bản

Trong việc tìm hiểu văn hóa Nhật Bản những quy tắc, lễ nghi cũng rất được quan tâm. Đặc biệt, tất cả lời chào của người Nhật bao giờ cũng đi kèm một cái cúi chào sau cùng. Dựa theo địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội với người tham gia giao tiếp mà người Nhật sử dụng quy tắc, lễ nghi cũng như cúi mình khác nhau.

  • Kiểu cúi chào bình thường: Thân mình cúi xuống 20 – 30 độ, giữ nguyên 2 – 3 giây. Nếu đang ngồi trên sân nhà muốn chào đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách 10 – 20cm, đầu cúi thấp cách sàn 10 – 15cm.
  • Kiểu Saikeirei: Kiểu chào sử dụng trước bàn thờ trong đền thần đạo, chùa Phật Giáo, trước Quốc Kỳ, Thiên Hoàng. Để thực hiện kiểu cúi chào Saikeirie chúng ta cúi xuống từ từ, rất thấp biểu thị kính trọng sâu sắc.
  • Kiểu khẽ cúi chào: Đối với kiểu chào này thân và đầu sẽ hơi cúi trong một giây, hai tay sẽ để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày nhưng chỉ lần đầu phải chào thi lễ còn những lần sau chỉ cần khẽ cúi chào.

5. Văn hóa phong tục ở Nhật Bản

Những đặc trưng văn hóa Nhật Bản cần được giữ gìn như quy tắc xếp hàng ở mọi nơi, không đi giày vào trong nhà, hạn chế việc ăn uống khi đang đi đường, dùng đũa ăn đúng cách, không xăm hình, không gây ồn ào nơi công cộng, luôn nhận và đưa đồ bằng 2 tay… Tất cả nét phong tục này không chỉ tạo nên lối sống nề nếp mà còn góp phần không nhỏ trong sự phát triển ổn định của xã hội.

Dùng đũa ăn đúng cách
Dùng đũa ăn đúng cách

6. Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản 

Trong văn hóa truyền thống Nhật Bản thì văn hóa doanh nghiệp tập trung 6 vấn đề:

  • Trao và nhận danh thiếp: Đối với người Nhật việc trao đổi danh thiếp không đơn thuần việc trao đổi mảnh giấy bình thường mà đó là cử chỉ, hành vi nền tảng mở đầu mối quan hệ song phương tốt đẹp. 
  • Không ngại thử thách, nỗ lực cầu tiến: Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp ở Nhật Bản bắt đầu với quy mô vừa và nhỏ nhưng không lâu sau lại mở rộng quy mô ra toàn thế giới vì văn hóa doanh nghiệp “sâu sắc”.
  • Tôn trọng công việc mình làm: Ngoài việc dựa vào năng lực xử lý công việc người Nhật còn đánh giá nhân viên dựa vào thái độ đối với công việc.
  • Đúng giờ: Trong môi trường làm việc hầu hết doanh nghiệp Nhật, vấn đề sắp xếp thời gian, hoàn thành công việc luôn được coi trọng nhất.
  • Không đổ lỗi: Đối với họ đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất kỳ ai không mang lại hiệu quả công việc tốt mà trái lại tạo nên tâm lý cẩu thả, xem thường công việc, trốn tránh công việc. Vì thế, thay vì làm sai đổ lỗi hãy đặt tin thần trách nhiệm lên hàng đầu, thừa nhận hành vi, sửa chữa nó.
  • Xây dựng quan hệ: Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên, cấp trên và cấp dưới hay giữa đồng nghiệp với nhau đều được xem trọng ở các công ty Nhật. 

7. Văn hóa tình dục Nhật Bản 

Một điều đặc biệt, Nhật Bản là đất nước Châu Á hiếm hoi, nơi người dân có tư tưởng rất cởi mở và tự do về tình dục, thậm chí còn “thoáng” hơn nhiều nước Phương Tây. Đến Nhật Bản người ra bắt gặp đủ loại dịch vụ mua bán thân xác từ công khai đến trá hình với thông tin quảng cáo giăng mác khắp ga tàu điện ngầm, tràn ngập trên mạng internet. Đối tượng mua bán dịch vụ đặc biệt phong phú, đủ độ tuổi và ngành nghề, từ học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, bà nội trợ thậm chí ông lão 70, 80 tuổi.

Nhật Bản rất cởi mở về chuyện tình dục
Nhật Bản rất cởi mở về chuyện tình dục

8. Tinh thần võ sĩ đạo trong văn hóa Nhật Bản

Nhật Bản đất nước có tinh thần thượng võ khá cao, hứng chịu nhiều tổn thất từ chiến tranh thế giới thứ hai, thiên nhiên khắc nhiệt tàn phá. Con người Nhật rèn luyện ý chí kiên trì, bền vững trong công việc từ đó tinh thần thượng võ như lí tưởng với lối sống đầy nghị lực, quyết tâm người Nhật muốn hướng đến. Để trở hành võ sĩ đạo chân chính cần có đức tính ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, lòng trung thành, danh dự, tự kiểm soát bản thân.

9. Văn hóa cởi giày trước khi vào nhà

Cởi giày trước khi vào nhà là phép lịch sử cũng như nét văn hóa đặc trưng lâu đời của Nhật. Tuy nhiên, rất khó để biết được liệu có thực sự cần tháo giày ra trước khi vào tòa nhà, đền thờ, chùa, nhà hàng ở Nhật hay không. Vì thế, việc tìm hiểu trước một số yếu tố về nét văn hóa này giúp bạn không gặp rắc rối vấn đề giày dép khi đến Nhật.

Bạn có thể nhận diện địa điểm mình tới có cần cởi giày hay không bằng cách quan sát, dựa trên một số dấu hiệu khác nhau. Chẳng hạn nếu dép đặt xung quanh lối vào đây là dấu hiệu thể hiện khách nên tháo giày ra ngoài, mang dép vào. Nếu sàn nhà cao hơn lối vào có nghĩa khách nên cởi giày trước khi bước vào bên trong.

Cởi giày trước khi vào nhà
Cởi giày trước khi vào nhà

10. Văn hóa Nhật Bản với nhiều nét “lạ”

Nhật Bản có một số nét văn hóa khiến bất kì ai đến Nhật cũng bị ngạc nhiên:

  • Ăn mì ramen, mì soba phải húp sùm sụp
  • Cởi giày, quay mũi giày ra ngoài trước khi vào nhà 
  • Khi cần nhờ vả, làm phiền cần nói lời cảm ơn, xin lỗi
  • Trong ngày tết và Trung thu có tập tục tặng quà cho nhau.
  • Không nên đưa tiền bo khi ở Nhật 
  • Khi đi vệ sinh trong nhà vệ sinh kiểu Nhật thì phải quay vào 
  • Trước khi vào nhà phải cởi giày, quay mũi ra ngoài, sau khi vào nhà phải đi bằng ép nhẹ trong nhà 
  • Ăn những món sống như cá.

Qua bài viết trên đây các bạn có thấy văn hóa Nhật Bản thật thú vị đúng không nào?. Nếu có cơ hội, hãy đến xứ sở hoa anh đào này một lần, cam đoan sẽ không bao giờ thấy hối hận đâu.