Nhật Bản được xếp vào top những quốc gia có chi phí sinh hoạt đắt đỏ bậc nhất thế giới. Mặc dù vậy, những năm gần đây số lượng người Việt Nam tới đây học tập, làm việc vẫn không ngừng tăng lên chóng mặt. Nếu bạn đang ấp ủ dự định này hãy tìm hiểu một số thông tin về chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản. Để đỡ bỡ ngỡ trước khi đặt chân đến đất nước mặt trời mọc.
Các khoản chung trong chi phí sinh hoạt ở Nhật
Theo chia sẻ từ nhiều bạn du học sinh, người lao động. Thì chi phí sinh hoạt ở Nhật sẽ rơi vào hơn 8 – 16 vạn Yên/tháng. Con số này còn tùy thuộc vào từng cá nhân chi tiêu khác nhau. Nhưng một điều bắt buộc bạn cần phải chi trả cho một số khoản tiền chính như sau:
Chi phí thuê nhà
Tại Nhật Bản nếu muốn thuê nhà các bạn có thể lựa chọn nhiều loại hình thức khác nhau. Ví dụ như căn hộ chung cư, nhà share house, kí túc xá trường học, kí túc xá công ty & xí nghiệp… Mức giá của chúng sẽ dao động trong khoảng 25.000 – 60.000 Yên/tháng.
Chi phí điện, nước, gas
Đối với chi phí điện, nước, gas đắt hay rẻ sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ sử dụng của từng cá nhân khác nhau. Nếu như bạn dùng tiết kiệm hoặc chia đầu người thì đương nhiên sẽ rẻ hơn nhiều so với xài một mình. Mức giá sẽ dao động trong khoảng 7000 – 10.000 Yên/tháng. Mùa đông có thể cao hơn mức bình thường do việc sử dụng nước nóng nhiều hơn
Chi phí liên lạc
Chúng bao gồm phí điện thoại, thư tín, bưu phẩm… Trong số đó, được quan tâm, sử dụng nhiều hơn cả vẫn là phí điện thoại. Đối với mức phí này tùy thuộc vào thiết bị, mức độ sử dụng. Cho nên mỗi người thường có mức phí khác nhau. Ước tính sẽ rơi vào khoảng 3000 Yên với điện thoại thông thường và 7000 – 10.000 Yên với điện thoại thông minh. Trường hợp ít liên lạc có thể giảm xuống thêm 1000 Yên/tháng. Bạn nào mua điện thoại trả góp thì chi phí có thể cao hơn vì còn trả tiền máy cho nhà mạng
Chi phí bảo hiểm
Tại đây đa số sẽ sử dụng dịch vụ bảo hiểm sức khỏe quốc dân. Tham gia sẽ được giảm thiểu 70% chi phí khám bệnh tại các bệnh viện, phòng khám. Chúng cũng có sự khác nhau giữa đối tượng người mua. Nhưng ước tính phí bảo hiểm sức khỏe mỗi tháng sẽ rơi vào khoảng 1500 – 10000 Yên hoặc cũng có thể tăng lên.
Thuế di dân
Thuế này thường sẽ được tính dựa trên tổng thu nhập của năm trước đó. Vì vậy, những bạn mới đến Nhật hoặc có thu nhập dưới 103 vạn yên/năm đều không phải đóng mức thuế này. Dù không ước tính được mức thuế di dân chính xác nhất. Nhưng số tiền bạn cần phải chi trả rơi vào khoảng: 5500 Yên + 10% thu nhập chịu thuế.
Chi phí ăn uống
Tại nước Nhật một hộp cơ, set đồ ăn tại cửa hàng tiện lợi, quán ăn sẽ rơi vào khoảng 300 – 700 Yên. Nếu bạn không có điều kiện sống dư giả có thể tự nấu ăn ở nhà thay vì mua bên ngoài về. Việc này sẽ tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ hàng tháng đầu. Tuy nhiên, cũng sẽ rơi vào mức 15.000 – 30.000 Yên/tháng. Việc này tùy thuộc vào mức ăn uống cho từng người.
Chi phí đi lại
Nếu bạn sống và làm việc trong các thành phố lớn phương tiện di chuyển tiện lợi nhất thường là tàu điện. Với hình thức này còn có thể nạp tiền vào thẻ tàu. Chi phí đi lại cũng sẽ rẻ hơn đôi chút so với việc các bạn mua vé giấy tại máy tự động. Ước tính chi phí sẽ rơi vào khoảng 5000 – 10000 Yên/tháng.
Một số chi phí khác
Đối với chi phí này thường sẽ khá mơ hồ. Bởi đôi khi bạn còn phải chi trả thêm những khoản tiền không theo định kỳ. Ví dụ như tiền quần áo, sách vỡ, thuốc men, dụng cụ sinh hoạt, đi chơi, ăn uống cùng bạn bè… Số tiền sẽ rơi vào trong khoảng 10000 – 20000 Yên/tháng.
Tham khảo: Tiết lộ một vài bí mật giúp bạn chi tiêu tiết kiệm ở Nhật
Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản cho từng đối tượng
Hiện tại, người Việt đang sinh sống chủ yếu ở Nhật Bản là ba đối tượng chính như du học sinh, thực tập sinh, kỹ sư… Ở mỗi đối tượng sẽ có mức chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản khác nhau không ai giống ai được.
Chi phí sinh hoạt ở Nhật với du học sinh
Theo chia sẻ từ bạn Mai Anh Tranh hiện đang theo học tại Đại học Tokyo: “Du học sinh khi đến nơi “đất khách quê người” luôn phải tiết kiệm từng đồng. Một tháng Mai Anh Tranh cần chi tiêu cho tiền nhà, tiền ăn uống và chi phí đi lại lên tới 50.000 Ngoài ra còn cần phải đóng học phí cho trường đang theo học được tính theo năm.
Chi phí sinh hoạt ở Nhật với thực tập sinh
Theo chia sẻ từ bạn Chu Minh Lâm hiện đang làm phiên dịch viên chuyên nghiệp tại thành phố Osaka: “Dù số lương bổng làm ra khá cao. Nhưng muốn tiết kiệm để gửi về cho người thân và gia đình thì mỗi tháng sau khi trừ tiền nhà, bảo hiểm và thuế từ công ty khoảng 60.000 Yên thì anh Lâm còn chi tiêu cho việc ăn uống khoảng 15.000 – 25.000 Yên số còn lại anh gửi về cho gia đình.
>>>>Chia sẻ nhiều hơn về cuộc sống Nhật Bản tại group Nhật Bản chờ tôi nhé
Chi phí sinh hoạt kỹ sư
Theo chia sẻ từ bạn Cao Minh Đạt hiện đang làm kỹ sư điện tại Kyoto: “Nhiều bạn đừng nghĩ rằng đi theo đơn kỹ sư lương cao, dư dả nhiều. Thật ra bạn cần phải tiết kiệm chi phí sinh hoạt tốt mới may gửi về nhà nhiều tiền được. Mỗi tháng mình sẽ chia ra khoản tiền nhà, tiền ăn và các chi phí khác khoảng 80.000 Yên số còn lại tiết kiệm gửi về cho gia đình.
Chi phí gửi tiền về nhà với các bạn đi sang Nhật làm việc như thực tập sinh, kỹ sư
Một trong những khoản tiền không thể nào thiếu được hàng tháng đó chính là phí gửi tiền về Việt Nam cho gia đình. Chi phí này từ 400 yên đến 1500 yên/1 lần gửi tùy theo số tiền gửi về. Nhìn chung, có nhiều hình thức cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, gửi tiền qua công ty DCOM chuyển tiền nhanh vẫn là sự lựa chọn tốt nhất. Không chỉ sử dụng chuyển tiền uy tín, giá thành tiết kiệm, DCOM còn là công ty đã đăng ký với Bộ Tài chính Nhật Bản. Ngoài ra, DCOM cũng là đối tác liên kết với hầu hết các ngân hàng lớn tại Việt Nam. Chuyển tiền uy tín, tiết kiệm giúp bạn tránh tiêu pha vào những việc không cần thiết, tối thiểu hoá chi phí cần chi trong tháng cũng giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn phải không nào? Chi tiết về cách chuyển tiền tham khảo tại: Chuyển tiền Nhật Việt Dcom nhanh và an toàn
Trên đây là một số vấn đề chính về việc chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản. Mức chi tiêu sẽ tùy theo mỗi cá nhân, chức vụ và công việc. Nhiều bạn sẽ có mức chi tiêu cao hơn hoặc thấp hơn trên đây. Hy vọng chúng sẽ thực sự hữu ích cho các bạn. Đặc biệt những ai đang có nhu cầu đi sang Nhật Bản học tập và làm việc. Đừng nghĩ rằng vấn đề chi tiêu mỗi ngày là đơn giản thực ra cũng cần có kế hoạch để tránh tiêu “hoang” hoặc quá kẹt “xỉn” cho bản thân.
Với hệ thống Fanpage và Group gần 1.000.000 lượt theo dõi. Tương tác và ổn định nhất trong những Group và Fanpage về Nhật Bản hiện nay. Chúng tôi luôn nỗ lực cung cấp thông tin, hỗ trợ các bạn mong muốn đến Nhật Bản với những thông tin chính xác hữu ích nhất. Truyền cảm hứng và giúp các bạn vững tin trên con đường đến với đất nước mặt trời mọc. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về Nhật Bản tại nhatbanchotoinhe.com – Kênh thông tin Nhật Bản số 1 Việt Nam