Chia sẻ thực tế về công việc hộ lý tại viện dưỡng lão Nhật Bản

Trong thị trường xuất khẩu lao động, điều dưỡng và hộ lý được xem đơn hàng đặc biệt bởi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía các bạn trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về công việc cụ thể của một hộ lý, dành chút thời gian để nghe chia sẻ từ bạn Thanh, sinh năm 1992 quê quán tại tỉnh Phú Thọ – Một hộ lý làm việc ở viện dưỡng lão Nhật chia sẻ.

Cô nàng Thanh năng động, đầy nghị lực

Trước hết mình xin chia sẻ về chặng đường học tập và làm việc của mình:

  • Tháng 03/2014 bắt đầu sang Nhật.
  • Tháng 03/2016 thì tốt nghiệp trường tiếng Nhật
  • Tháng 11/2015 bắt đầu làm việc bán thời gian tại viện dưỡng lão
  • Tháng 04/2016 vào học trường Senmon hộ lí (kaigo), nhận hỗ trợ học phí tại viện dưỡng lão làm bán thời gian
  • Tháng 04/2018 tốt nghiệp trường senmon
  • Tháng 06/2018 bắt đầu làm chính thức tại viện dưỡng lão tại Nhật. 

1. Giới thiệu đôi chút về công việc hộ lý

Công việc hộ lý là công việc giúp đỡ, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, những người bị lãng trí, bị bệnh hay người tàn tật khuyết tật mà bản thân họ không thể tự chăm sóc được cho bản thân. Công việc cụ thể như là hỗ trợ ăn uống, tắm rửa, thay bỉm, vệ sinh, nâng nhấc (vác) các Cụ từ xe lăn về giường ( và ngược lại) cho các cụ đi ngủ, chơi trò chơi……

Mọi người đừng nhầm giữa công việc hộ lý và công việc điều dưỡng nha. Điều dưỡng là làm các công việc giống như ý tá ở bên mình vậy ví dụ như là tiêm, uống thuốc, lấy máu, thụt tháo… Có những viện thì điều dưỡng cũng làm cùng các công việc chăm sóc giống như hộ lí, còn có những viện thì tách hoàn toàn nha và lương của điều dưỡng cao hơn nhiều so với hộ lí dĩ nhiên cũng yêu cầu kĩ năng và đặc biệt là tiếng Nhật sẽ cao hơn.

Mình sẽ bắt đầu nói qua về công việc cụ thể của một hộ lý làm việc ở viện dưỡng lão Nhật.

Thanh hiện là hộ lý làm việc ở viện dưỡng lão Nhật 

1.1. Hỗ trợ ăn uống

1 ngày các cụ sẽ ăn 3 bữa chính và 1 bữa phụ (có quy định giờ giấc cụ thể). Công việc của mình là đeo tạp dề, phát trà và phát cơm cho các cụ. Đối với những cụ còn tự ăn được thì mình sẽ theo dõi và quan sát xem các cụ có bị hóc ho hay sặc hay không, nếu có sẽ báo lại với Y tá. Còn đối với những cụ không tự ăn được thì mình sẽ bón cơm cho các cụ đó. Sau khi ăn sẽ vệ sinh răng miệng cho các cụ.

1.2. Hỗ trợ tắm rửa

Đối với các cụ vẫn có khả năng tự làm thì mình sẽ hướng dẫn và quan sát. Còn các cụ cần hỗ trợ thì công việc của mình là cởi quần áo, rửa  cho các cụ vào ngâm bồn, cuối cùng là bôi thuốc vào những vùng da bị thương và mặc quần áo. Cuối cùng là sấy tóc và chải tóc tai gọn gàng.

1.3. Hỗ trợ vệ sinh

Hỗ trợ vệ sinh bao gồm đưa đi vệ sinh và thay bỉm. Đưa đi vệ sinh đối với những cụ vẫn tự đứng được, còn thay bỉm đối với những cụ nằm liệt giường hay khả năng đi đứng bị hạn chế.

1.4. Hỗ trợ việc di chuyển cho các cụ

Công việc này phải dùng khá nhiều sức, vì mình phải vác các cụ từ xe lên giường hay ngược lại, có những cụ cũng khá là nặng tầm 60-70kg, có cụ hoàn toàn không đứng được thì phải dùng hết bằng sức của mình nên khá mệt.

1.5. Cho các cụ vui chơi hàng ngày

Như ở viện của mình thì hàng ngày sẽ dành 30 phút cho các cụ chơi trò chơi hát hò hoặc là vận động. 1 tháng sẽ tổ chức 1 buổi sinh nhật cho các cụ có ngày sinh trong tháng, hôm đó các cụ sẽ được ăn đồ ăn ngon hơn mọi ngày­­.

Dù công việc khó khăn nhưng nụ cười luôn nở rộ trên môi Thanh

2. Một vài trải nghiệm của mình sau 5 năm làm việc hộ lý

Công việc thì cần nói khá nhiều nên chỉ cần các bạn chịu khó một chút thì tiếng Nhật của các bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Như bản thân mình ngày đầu đến làm việc thật sự là mình đã không hiểu gì, cũng may là có các anh chị làm trước chỉ bảo và bản thân mình cũng đã cố gắng cho nên mình cũng quen với công việc khá nhanh. Có một điểm mà mình rất thích ở công việc này đó là có rất nhiều cụ họ tình cảm lắm, họ coi mình như cháu của họ vậy, làm mình cảm giác rất là ấm áp. Hơn nữa người Nhật tính tự giác của họ rất cao, những gì họ có thể làm được thì bản thân họ sẽ cố gắng làm chứ không ỷ lại vào người khác. Ngoài ra, tính chất công việc là làm việc ở trong nhà nên bạn sẽ chẳng phải lo nắng mưa hay mùa nóng mùa lạnh đâu nhé. 

Hộ lý làm việc ở viện dưỡng lão Nhật chắc chắn sẽ gặp phải nhiều khó khăn

Theo trải nghiệm của bản thân và từ những người bạn của mình, thì mình thấy khó khăn của công việc này chính là bạn cần phải có sức khỏe và đặc biệt bạn phải không ngại bẩn ngại khó. Bạn cần phải có sức khỏe để có thể nâng vác được các cụ. Ngoài ra, tính chất công việc bạn phải tiếp xúc với những chất bẩn như phân và nước tiểu hàng ngày nên theo mình nghĩ công việc không phù hợp với các bạn bị ghê mấy cái đó. Mình có anh bạn ngày trước học cùng trường Semon, khi đi thực tập có xảy ra một sự việc hôm đó là ngày tắm cho các cụ và khi bạn ấy dẫn một cụ bà vào chỗ tắm thì cụ đã không tự chủ được mà vừa đi vừa ị ra sàn, bạn này đã không ăn được cơm ngày hôm đó, qua một thời gian làm việc bạn ấy đã quyết định không theo học và làm nghề này nữa.

Mình kể ra đây vừa là chuyện hơi buồn cười vừa để cho các bạn biết nên suy nghĩ thật kĩ trước khi chọn nghề. Vì không chỉ anh bạn mình mà khá nhiều người Việt Nam mình đã bỏ giở công việc này giữa chừng vì lí do ghê. Mà đối với các bạn theo diện lao động qua thì các bạn khó có thể bỏ giở giữa chừng được. Và có 1 khó khăn trong việc nữa đó là việc các bạn phải ứng phó với các cụ bị lẫn hay mất trí nhớ. Đây thực sự là một việc theo mình là khó và cần sự kiên trì, dĩ nhiên nó sẽ giúp bạn học được tính nhẫn nhịn khá tốt đấy.

Thanh luôn cố gắng vượt qua khó khăn với công việc hộ lý

Tuy là nhìn vào thấy công việc khá nhiều khó khăn nhưng bản thân mình chưa bao giờ nghĩ sẽ từ bỏ công việc này. Mình nghĩ chỉ cần các bạn có tâm với công việc một chút làm quen rồi thì bạn sẽ thấy công việc cũng khá là vui.

Hộ lý là công việc đang và rất có tiềm năng tại Nhật, mình hi vọng qua những chia sẻ ngắn ngủi của mình sẽ giúp các bạn hiểu thêm được một chút về công việc hộ lí. Chúc các bạn sẽ tìm được công việc phù hợp và hướng đi đúng cho bản thân trong một chặng đường tương lai dài phía trước. Bạn nào muốn đi chương trình này có thể tìm kiếm thông tin ở bài viết này nhé Điều dưỡng Nhật Bản: Đánh giá các hình thức, chế độ của chương trình

Nhận tư vấn miễn phí

"CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2022"

  • Bạn đang tìm hiểu về chương trình du học?
  • Bạn đang chưa biết nên đi xklđ Nhật Bản như thế nào?
  • Bạn muốn nhận thông tin chính xác nhất?