Cờ Nhật Bản còn được gọi là Nisshoki, Hinomaru. Là quốc kỳ Nhật Bản với nền trắng và vòng tròn màu đỏ ở trung tâm lá cờ. Nguồn gốc và ý nghĩa của Quốc kỳ Nhật Bản như thế nào? Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin về lá quốc kỳ Nhật Bản qua bài viết sau.
Nguồn gốc và ý nghĩa của lá cờ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản vô cùng đơn giản, dễ nhận biết với nền trắng và vòng tròn đỏ ở trung tâm. Vòng tròn đỏ trên lá cờ tượng trưng cho mặt trời mọc ở phương đông.
Nguồn gốc của Quốc kỳ Nhật Bản
Theo huyền sử để lại thì nữ thần Amaterasu tạo hình nước Nhật cách đây 2700 năm. Người dân nơi đây luôn tâm niệm rằng nữ thần chính là tổ tiên của vị Thiên Hoàng Nhật. Vì vậy mà các thiên hoàng Nhật Bản đều được gọi là Thiên tử và Nhật Bản trở thành đất nước mặt trời mọc.
Theo ghi chép từ xa xưa để lại thì lá cờ có hình tượng trưng cho mặt trời mọc được chính Thiên hoàng Văn Vũ sử dụng năm 701. Ngoài ra lá cờ này được tướng quân Nhật Bản sử dụng ra trận trong trận chiến chống quân xâm lược Mông Cổ.
Ý nghĩa đặc biệt của Quốc kỳ Nhật Bản
Lá cờ của Nhật Bản với nền màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và chính trực, vòng tròn màu đỏ tượng trưng cho sự chân thành và nhiệt tình.
Màu đỏ tượng trưng, thể hiện ý nghĩa màu sắc mặt trời khi chuyển từ buổi đêm sang buổi ngày. Ngoài ra màu đỏ còn tượng trưng cho nữ thần mặt trời Amaterasu – là tổ tiên của vị hoàng đế Nhật đầu tiên. Vì vậy mà khi quốc kỳ Nhật Bản ra đời thì Nhật Bản lại có thêm tên gọi khác là “đất nước mặt trời mọc”.
Hình ảnh lá cờ Nhật Bản như thế nào?
Quốc kỳ Nhật Bản có tên là “Hinomaru” được thiết kế theo tỉ lệ là 7:10 trước đây. Ngày nay, lá cờ Nhật Bản có kích thước thay đổi theo tỷ lệ 2:3. Lá cờ tượng trưng cho sự ngay thẳng, trung thực của những người dân vùng đất mặt trời mọc.
Lịch sử hình thành của Quốc kỳ Nhật Bản
Lá Cờ Nhật Bản được gắn liền với biểu tượng mặt trời từ xa xưa. Vậy lịch sử hình thành lá cờ này như thế nào? Cùng theo dõi nội dung tiếp theo để hiểu rõ hơn bạn nhé!
Hình ảnh lá cờ Nhật Bản trước năm 1990
Lá cờ có hình mặt trời này được sử dụng trong cuộc chiến chống Mông Cổ thế kỷ 13. Năm 1870, lá cờ này trở thành một lá cờ của các thuyền buôn. Năm 1870 đến năm 1885, nó trở thành quốc kỳ đầu tiên được thông qua tại Nhật Bản.
Từ năm 1999, khi điều luật đã được thông qua thì lá cờ Hinomaru được công nhận là quốc kỳ quốc gia đầu tiên của Nhật Bản.
Hình ảnh Quốc kỳ Nhật Bản sau năm 1990
Quốc kỳ Nhật Bản được sử dụng phổ biến trong giai đoạn Nhật phát triển thành một đế quốc. Đây được xem là công cụ của đế quốc Nhật tại Đông Nam Á trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nhật ép buộc các thuộc dân phải sử dụng quốc kỳ Nhật Bản, hát quốc ca Nhật trong lễ thượng kỳ.
Sau thế chiến thứ 2, tính tượng trưng của lá cờ Nhật Bản đã biến đổi từ cảm giác ái quốc sang cảm giác Nhật Bản hòa bình, chống quân phiệt. Với sự thay đổi đột ngột này khiến cho quốc kỳ Nhật Bản ít được sử dụng.
Vào ngày 13 tháng 8 năm 1999, Hinomaru được công nhận làm quốc kỳ Nhật Bản chính thức. Đem đến hình ảnh của đất nước Nhật Bản thông qua lá cờ với bạn bè năm châu.
Hiện nay Quốc kỳ của Nhật Bản với biểu tượng hình tròn màu đỏ trên nền trắng mang đến nhiều ý nghĩa quan trọng, đặc trưng cho nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc.
Phía trên là toàn bộ những thông tin cần biết về hình ảnh lá cờ Nhật Bản mà chúng tôi đã chia sẻ. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết trong cuộc sống. Xem thêm các nội dung khác về Nhật Bản tai nhatbanchotoinhe.com