Con người Nhật Bản như thế nào? Nét độc đáo đất nước và tính cách

Tính cách và con người xứ Phù Tang được xem như một nét văn hóa truyền thống được cả thế giới ngưỡng mộ. Việc đến Nhật làm việc, học tập mà du học sinh, thực tập sinh cần hiểu rõ khía cạnh nào đó về con người Nhật Bản. Vậy họ có những phẩm chất gì sẽ được giới thiệu ngay sau đây.

1. Con người Nhật Bản như thế nào?

1.1. Sức khỏe dẻo dai

Người dân Nhật có sức khỏe rất tốt, dẻo dai. Thậm chí cả người phụ nữ cũng có thể đứng làm như những người đàn ông cả ngày. Có nhiều người đã ở độ tuổi 70 hay 80 vẫn hăng say với công việc. Đây không phải là họ ham tiền mà thực sự thì họ thích làm việc. Điều này được thế giới cái tên khác là “labor animal” nghĩa là con vật lao động.

Người dân Nhật có sức khỏe rất tốt, dẻo dai
Người dân Nhật có sức khỏe rất tốt, dẻo dai

1.2. Phụ nữ Nhật Bản

Người phụ nữ Nhật Bản ngực thường khá nhỏ, nhiều người chân rất to nên được gọi là chân “daikon”. Ngoài ra, cườm tay có thể to hơn cườm tay thanh niên Việt Nam. Thậm chí họ còn đeo vừa đồng hồ người đàn ông. Đặc biệt, có làn da láng mịn được gọi làn da mochihada đặc biệt làn da rất nuột và đẹp.

1.3. Khuôn mặt con người Nhật Bản

Khuôn mặt người Nhật có sự thay đổi trong một hai trăm năm gần đây. Nếu dựa vào các bức tranh thủ ấn họa nổi tiếng của Nhật mọi người thấy được họ có đôi mắt hí một mí, mũi tẹt, lông mày mỏng. Ngày nay đôi mắt người Nhật khá lớn, mũi cao hơn, lông mày rậm hơn trước.

Ngày nay khuôn mặt người Nhật dài hơn bởi cằm họ dài ra. Theo y khoa bởi đồ ăn ngày xưa đồ ăn phải nhai nhiều nhất là 3000 – 4000 năm trước. Số lần nhai thức ăn nhiều hơn 5 – 10 lần hiên tại. Phải hoạt động ít do đó cằm bị trễ dần xuống. Thêm nữa người Nhật thường bị thiếu chất vôi do đó răng mọc khấp khểnh hay là bị hư.

Khuôn mặt người Nhật có sự thay đổi trong một hai trăm năm gần đây
Khuôn mặt người Nhật có sự thay đổi trong một hai trăm năm gần đây

2. Tính cách con người Nhật Bản

Đất nước con người Nhật Bản luôn khiến nhiều người phải tò mò nhất là tính cách:

2.1. Có sự cầu tiến, vô cùng nhạy cảm với sự thay đổi của thế giới

Có thể nói trên thế giới không có một dân tộc nào nhạy bén bằng những người dân Nhật Bản. Họ luôn từng bước biến đổi trên thế giới, đánh giá chúng tới sự ảnh hưởng của xu hướng, trào lưu chính đang diễn ra. Một khi xác định được trào lưu nào đó đang được thịnh hành, họ sẵn sàng bất chấp học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp được trào lưu đó.

2.2. Người Nhật coi trọng học vấn

Tuy nghèo về mặt tài nguyên nhưng điều đặc biệt không nghèo ở Nhật chính là giáo dục. Hệ thống giáo dục tại đây được xem là chìa khóa giúp cho nền kinh tế trở nên ổn định, kinh tế phát triển. Trong hàng trăm năm nay Nhật Bản không ngừng cải tiến để đào tạo được nguồn lao động ở mức tốt nhất, tạo nên sự hiện đại.

Con người Nhật Bản ngày nay được đánh giá dựa trên vấn đề học vấn chứ không phải địa vị trong gia đình, thu nhập cá nhân, địa vị trong xã hội. Cũng có thể nói rằng đạo khổng đã đem lại cho con người Nhật tư tưởng pháp lý xã hội không dựa trên dòng dõi, xuất thân mà dựa vào trình độ học vấn đã qua thi cử.

Người Nhật coi trọng vấn đề học vấn
Người Nhật coi trọng vấn đề học vấn

Con người Nhật luôn tìm cách giúp phát triển nhân cách cho bản thân. Họ học tập không phải giúp thỏa mãn những nhu cầu tức thời họ tin vào việc học tập là phải không ngừng nghỉ suốt đời. Những người Nhật luôn muốn hoàn thiện bản thân hơn, học hỏi là cách tốt nhất để thực hiện được điều đó.

2.3. Người Nhật luôn chú trọng giữ gìn bản sắc dân tộc

Người Nhật thành công trong việc kết hợp giữa hiện đại và truyền thống. Họ chấp nhận việc tiếp thu điều mới nhưng vẫn giữ lại bản sắc dân tộc. Đây là điều đặc biệt khiến cho đất nước này có được sự nổi tiếng trên thế giới.

2.4. Tinh thần làm việc tập thể

Trong cuộc sống và công việc con người Nhật tập thể đóng vai trò quan trọng. Việc thành công hay thất bại là chuyện tất cả nhóm. Dù cho là ai, dù cho anh ta làm như thế nào sẽ đều ảnh hưởng đến tập thể. Làm việc nhóm tức là hội đoàn, trường học và thậm chí cả công ty. Khi làm việc nhóm người Nhật hạ thấp cái tôi bản thân, đề cao cái chung, tìm kiếm sự hài hòa của mình và các thành viên trong nhóm. Do đó, trong buổi họp người Nhật hiếm khi cãi cọ hay dùng từ ngữ khiến người khác cảm thấy khó chịu.

Người Nhật đề cao tinh thần làm việc tập thể
Người Nhật đề cao tinh thần làm việc tập thể

Tập thể tại Nhật có thể cạnh tranh gay gắt nhưng tùy từng trường hợp, hoàn cảnh. Nếu tìm được mục chung thì tập thể cũng sẽ hợp tác để đạt được mục đích mình muốn.

2.5. Người Nhật không thích đối đầu cùng người khác

Người Nhật không thích đối kháng nhất là đối đầu cá nhân. Họ muốn giữ gìn sự hòa bình, thậm chí phớt lờ sự thật. Người Nhật muốn duy trì sự nhất trí đây là điều cốt cử họ muốn thể hiện trong cuộc sống. Tuy ở Phương Tây đề cao chủ nghĩa cá nhân nhưng ở Nhật họ không khẳng định bản thân dưới mọi hình thức. 

2.6. Làm việc chăm chỉ, tiết kiệm

Người Nhật vô cùng cần cù trong lao động, tằn tiện trong chi tiêu. Vì thế sau 30 năm thảm họa sau chiến tranh mà họ có thể vươn lên, trở thành cường quốc trên thế giới. Nhật Bản đất nước có nhiều thảm họa thiên nhiên xuất hiện hàng năm do đó họ đã tự rèn luyện được cho mình sự tiết kiệm.

2.7. Lòng trung thành tối thượng

Lòng trung thành người Nhật cũng trở thành nhân tố quan trọng phát triển nền kinh tế như hiện nay. Trong đó, nho giáo ảnh hưởng rất nhiều đến đạo đức người dân nơi đây. Tại Nhật bổn phận con cái phải đồng nhất với trung thành. Ngoài ra, người Nhật có sự ràng buộc mối quan hệ dưới, một bên là sự trung thành và thuần phục, một bên là sự bảo hộ. Tất cả mọi người đều cân tuân theo nguyên tắc được vạch ra sẵn để tránh sự đối địch hay sụp đổ mối quan hệ. Trong khi công nhân cần biết vâng lời, trung thành thì người quản lý cũng phải có tình yêu thương.

3. Cách dạy con của người Nhật Bản

Văn hóa con người Nhật Bản còn thu hút bởi cách dạy con của mẹ Nhật luôn khác biệt với phần còn lại của thế giới. Nó hiệu quả tới mức khiến cả thế giới ngã mũ thán phục, học theo. Vậy làm sao để người Nhật giáo dục con họ trở thành những đứa trẻ biết cách cư xử nơi công cộng và vâng lời cha mẹ, nhưng vẫn thông minh:

Cách dạy con của mẹ Nhật luôn khác biệt với phần còn lại của thế giới
Cách dạy con của mẹ Nhật luôn khác biệt với phần còn lại của thế giới
  • Nghệ thuật Shitsuke (kỉ luật)
  • Không quy chụp, áp đặt
  • Dạy chữ từ sớm
  • Thời điểm học ngoại ngữ lý tưởng từ 3 – 6 tuổi
  • Trừng phạt hành vi, không phạt trẻ
  • Không chỉ trích lỗi lầm của con
  • Dạy con cách tra cứu, tìm tòi
  • Bắt đầu từ 3 tuổi cần phải rèn luyện tư duy cho bé
  • Bài học gắn liền với thực tế 
  • Chế ngự “khủng hoảng tuổi lên hai”
  • Kiên nhẫn lặp đi lặp lại 
  • Không cho con xem TV
  • Chú trọng chuyện cổ tích 
  • Khen hành vi cụ thể của con 
  • Thường xuyên vận động 

Quả thực con người Nhật Bản có nhiều đức tính tốt mà nhiều người mong muốn. Với những truyền thống kể trên đã góp phần giúp xã hội phát triển và hiện đại như ngày nay. Xem thêm về đất nước Nhật Bản tại bài viết Đất nước Nhật Bản như thế nào? Địa lý, văn hóa, ẩm thực, du học, xklđ