Yêu thích văn hóa Nhật Bản, muốn học tiếng Nhật, tương lai muốn làm việc tại Nhật Bản. Có rất nhiều người du học đến Nhật với tâm lý đó. Và chắc hẳn cũng rất nhiều du học sinh có tâm lý “mong muốn đi làm thêm”, không chỉ là kiếm tiền mà đó còn là cơ hội tốt để có thể tiếp xúc với văn hóa Nhật Bản. Tuy nhiên, có rất nhiều điều các bạn phải lưu ý. Vì vậy, chúng tôi xin được giới thiệu những điều nhất định phải biết khi đi làm thêm đối với du học sinh Nhật Bản, như những thủ tục cần thiết, những công việc nên làm.
Du học sinh cần phải chuẩn bị những gì khi đi làm thêm?
Thiếu hiểu biết có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, thế nên hãy chuẩn bị cẩn thận trước.
Những điều du học sinh phải làm để đi làm thêm:
Xin được giải thích về những giấy xin phép mà nhất định phải lấy trước khi du học sinh đi tìm việc part-time.
- Phải có “Giấy cho phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” (Shikakugai katsudo kyoka) (cục Xuất Nhập Cảnh cấp) Đầu tiên hãy xin “Giấy cho phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” (Shikakugai katsudo kyoka) tại cục Xuất Nhập Cảnh địa phương bạn sống. Nếu không lấy giấy phép này bạn sẽ không được phép đi làm thêm. Thời gian cấp phép sẽ mất từ 2 tuần đến 2 tháng, do vậy bạn nên nhanh chóng đi xin giấy phép sớm.
- Tư cách cư trú là Ryuugaku (du học) Người nước ngoài sống tại Nhật Bản cần phải có tư cách lưu trú. Tư cách lưu trú của du học sinh là Ryuugaku (Du học). Tư cách lưu trú này chỉ dành cho việc học, thế nên để làm việc tại Nhật, lưu học sinh phải xin thêm “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” như đã nói ở trên.
Thời gian làm thêm giới hạn (theo cục xuất nhập cảnh) là 28 giờ 1 tuần
Cho dù đã xin được giấy phép trên, thời gian mà các du học sinh có thể làm việc vẫn sẽ có thời hạn. Giới hạn giờ làm theo tuần được lập ra nhằm tránh ảnh hưởng tới việc tập trung học tập của du học sinh. Tùy theo thời gian học trên trường, thời gian được nghỉ mà giới hạn giờ làm cũng khác nhau. Vậy nên để tránh những nhầm lẫn, tính toán sai, hãy thảo luận với người chủ nơi mà bạn làm việc trước, đồng thời làm việc một cách có kế hoạch.
Du học sinh được phép làm thêm nhiều nhất 28 giờ 1 tuần
Cục xuất nhập cảnh xác nhận, khi phải tham gia giờ học trên trường, du học sinh chỉ được đi làm đến 28 giờ 1 tuần, tính tổng trên tất cả những nơi làm việc. Nếu bạn có làm tăng ca thì lưu ý phải cộng cả số giờ đó. Nếu vượt quá thời gian đó, bạn sẽ bị cưỡng ép trục xuất về nước. Nhà tuyển dụng khuyến khích các lao động bất hợp pháp có thể bị án phạt đến 3 năm tù và 300 vạn yên tiền phạt.
Mặt khác, Luật Lao Động Cơ Bản có quy tắc giới hạn 8 giờ một ngày và 40 giờ một tuần. Song những người trên 18 tuổi nếu ký kết điều luật 36 tại nơi làm việc, thông báo cho Phòng kiểm tra tiêu chuẩn lao động thì có thể làm việc quá 8 giờ một ngày (*1). Và do giới hạn giờ làm của Cục xuất nhập khẩu, nên bạn vẫn không thể đi làm vượt 28 giờ 1 tuần. Tất nhiên, những hôm làm quá 8 giờ hay làm ca đêm (22 giờ đến 5 giờ sáng), tiền lương phụ sẽ được trả thêm.
(*1) Theo luật lao động cơ bản, những người chưa đủ 18 tuổi không được phép làm thêm giờ, làm ca đêm hoặc làm việc vào kì nghỉ
Trong những dịp nghỉ lễ theo quy định của trường học, như kì nghỉ hè hay nghỉ đông, được phép làm việc tới 8 giờ một ngày.
Theo cục xuất nhập cảnh, các kì nghỉ của trường học (nghỉ hè, nghỉ đông), du học sinh có thể làm việc tới 8 giờ một tuần. Và cũng giống như giới hạn giờ làm 28 giờ/ tuần, số giờ này được tính tổng thời gian nếu bạn làm việc ở nhiều nơi khác nhau, bao gồm cả tăng ca. Các hình phạt cũng tương tự. Du học sinh làm việc vượt quy định sẽ bị cưỡng ép trục suất. Người tuyển dụng có khả năng nhận án phạt tù tới 3 năm và phạt tiền tới 300 triệu yên. Bên cạnh đó, hãy lưu ý rằng bạn không được làm việc trong thời gian nghỉ phép.
Ngoài ra, Luật Lao Động cơ bản quy định thời gian làm 8 giờ 1 ngày, 40 giờ 1 tuần và 1 ngày nghỉ mỗi tuần (hoặc 4 ngày nghỉ trong 4 tuần tùy thuộc vào công ty). Tuy nhiên, người trên 18 tuổi ký điều kết điều luật 36 tại nơi làm, báo cho Phòng kiểm tra tiêu chuẩn lao động có thể làm việc hơn 40 giờ 1 tuần và làm việc cả trong ngày nghỉ.
Du học sinh thường làm những công việc làm thêm gì?
Khi bạn tìm việc làm thêm, bạn có tự hỏi những công việc gì thích hợp với mình? Những du học sinh khác thì thường làm những công việc làm thêm gì?
Hãy cùng tìm hiểu về công việc làm thêm nào được khuyến khích, công việc nào bị cấm với du học du học sinh nhé.
Những công việc làm thêm được khuyến khích đi làm thêm đối với du học sinh Nhật Bản
Tuy có hạn chế số giờ làm thêm nhưng không có hạn chế ca làm. Nếu bạn đã đủ 18 tuổi, dù là buổi đêm bạn cũng có thể làm thêm. Dựa vào tiêu chí này, tôi sẽ giới thiệu những công việc làm thêm được khuyến khích dành cho du học sinh
Thu ngân Combini
Combini là nơi quen thuộc sử dụng hàng ngày nên sẽ tạo cho bạn 1 cảm giác an toàn vì đã có thể làm quan với không khí môi trường làm việc cũng như quy trình vận hành của công việc. Hơn nữa, cho dù bạn lo lắng vì tiếng Nhật không đủ giỏi, làm việc ở Combini cũng không có việc gì quá khó khăn nên đây vẫn là nơi làm việc dễ dàng cho ai mới học tiếng Nhật.
Cửa hàng ăn uống
Khi bạn làm việc ở những quán cà phê, nhà hàng, quán nhậu, quán đồ ăn nhanh, nhà hàng gia đình…, bạn sẽ có cơ hội giao tiếp với khách hàng, nên cũng là cơ hội để bạn học tập hội thoại thường ngày và phong cách phục vụ kiểu Nhật. Đặc biệt, ở những nhà hàng đồ ăn Nhật mà đồng phục nhân viên là Kimono, bạn cũng có thể học được cách mặc Kimono hoặc cách làm món ăn Nhật. Đây là nơi làm thêm được đề cử cho những bạn có hứng thú, yêu thích văn hóa Nhật Bản.
Khách sạn
Nếu bạn tự tin về vốn tiếng Nhật của mình mà muốn trải nghiệm những lễ nghi phục vụ phong cách Nhật Bản thì tôi đề cử bạn nên làm việc ở khách sạn. Mặc dù có thể sẽ có những quy định nghiêm khắc nhưng cũng có thể nói đây là nơi có mức lương theo giờ đáng kỳ vọng và là 1 cơ hội thử thách bản thân.
Những công việc làm thêm bị cấm, du học sinh không được đi làm thêm đối với du học sinh Nhật Bản
Du học sinh không được phép làm thêm tại những cửa hàng được quy định trong khoản 1 điều 2 Bộ luật đề cập đến những định mức hóa của nghiệp vụ và quy tắc trong ngành dịch vụ tình dục (dưới đây sẽ được gọi tắt là “Luật ngành dịch vụ tình dục”).
Những công việc được quy định trong “Luật ngành dịch vụ tình dục”
Những công việc được quy định trong “Luật ngành dịch vụ tình dục” chủ yếu dùng là công việc tại quán bar, club, quán rượu bia ôm, khách sạn tình nhân, cửa tiệm kinh doanh băng đĩa 18+,…vv Những việc như phục vụ, host, bán hàng,…bị cấm hoàn toàn đối với du học sinh. Hãy chú ý rằng cho dù chỉ làm những việc như dọn dẹp hay phục vụ bếp ở những nơi như vậy cũng bị coi là vi phạm pháp luật!
Quán điện tử
Quán điện tử cũng là 1 loại hình kinh doanh được liệt kê trong “Luật ngành dịch vụ tình dục” nên du học sinh không được phép làm thêm ở đây.
Những hình phạt khi không tuân thủ pháp luật đi làm thêm đối với du học sinh Nhật Bản
Khi có những hành vi vi phạm pháp luật, có những mức hình phạt như tước “Giấycho phép các hoạt động ngoài tư cách lưu trúi” (Shikakugai katsudo kyoka) hoặc hạn chế giờ làm thêm, địa điểm làm thêm. Hãy chắc chắn bạn sẽ không làm lãng phí những bằng cấp du học của mình.
Hành vi phạm pháp sẽ làm ảnh hưởng đến việc bạn tìm việc sau khi tốt nghiệp
Nếu du học sinh vì đi làm thêm đối với du học sinh Nhật Bản mà vi phạm luật pháp, bị phạt bởi cơ quan chức năng, điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới việc tìm việc sau khi tốt nghiệp. Vì vậy hãy cẩn trọng, tuân thủ theo luật pháp.
Hành vi vi phạm giấy phép cho phép hoạt động ngoài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới việc xin tư cách lưu trú
Nếu như bạn không có “Giấy cho phép các hoạt động ngoài tư cách lưu trú”, việc làm thêm của bạn là phạm pháp. Trong trường hợp bạn có giấy phép nhưng lại vượt quá số giờ làm thêm cho phép hoặc làm việc tại những cơ sở được quy định trong “Luật ngành dịch vụ tình dục” thì đó cũng là hành vi phạm pháp. Dù lí do bạn làm như vậy là do bạn không hiểu luật thì bạn cũng có khả năng bị hủy tư cách lưu trú, hay không thể tìm việc sau khi tốt nghiệp.
Bị phạt vì vi phạm “Đạo luật kiểm soát nhập cư”
Khi có hành vi vi phạm pháp luật thì cả người sử dụng lao động lẫn du học sinh đó đều sẽ bị phạt. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về đã tiếp tay cho việc làm bất hợp pháp và có thể bị phạt tù tới 3 năm, phạt tiền lên đến 3 triệu yên hoặc cả hai. Du học sinh làm việc bất hợp pháp có thể bị trục xuất. Người nước ngoài thuộc diện bị trục xuất không được nhập cảnh vào Nhật Bản trong vòng ít nhất 5 năm. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ không thể tiếp tục việc học của mình chứ chưa nói đến việc kiếm việc làm tại Nhật Bản.
>>> Tham gia group cộng đồng du học sinh Việt Nhật để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé
Việc tuân thủ pháp luật và tìm công việc làm thêm phù hợp sẽ có lợi hơn cho du học sinh
Phía trên chúng tôi đã giới thiệu những quy định, những quy tắc mà du học sinh sẽ phải tuân thủ khi làm việc bán thời gian. Nhưng nếu bạn thử tìm hiểu thông tin trên các phương tiện truyền thông sẽ nhận ra là thực ra là nó không khó khăn đến mức như vậy. Nếu bạn còn điều lo lắng, băn khoăn, hãy trao đổi thêm với trường học hoặc Cục xuất nhập cảnh. Ngoài ra, không chỉ có “Luật kiểm soát nhập cảnh”, “Luật lao động cơ bản” và “Luật lương tối thiểu” cũng được áp dụng cho du học sinh giống như người Nhật. Nên nếu bạn có kiến thức về những bộ luật này thì sẽ rất có lợi cho cuộc sống hàng ngày của bạn. Hãy trang bị kiến thức cho mình thật tốt và có một cuộc sống du học an toàn và thú vị!
Nguồn: https://townwork.net/
Nhiều thông tin về điều kiện thủ tục, chi phí và những trải nghiệm thực tế về du học Nhật Bản. Được đội ngũ admin cập nhật liên tục ở chuyên mục du học Nhật Bản. Các bạn ghé qua chuyên mục để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!