Du học sinh Nhật Bản làm thêm công việc điều dưỡng, mình may mắn sang Nhật là có công việc làm thêm ngay. Mình làm kaigo dịch theo mình là hộ lý, dịch như mấy anh chị tuyển
dụng ở Việt Nam gọi là điều dưỡng. Một tuần du học sinh được phép làm thêm tối đa là 28h nhưng mình chỉ làm 24h để dành thời gian đi chơi he he.
Chi tiết công việc tại viện dưỡng lão
Học kì đầu tiên mình đi học buổi sáng và đi làm thêm buổi chiều. mình may mắn được làm ở 1 tâng có khá nhiều các ông bà cụ khoẻ mạnh. Tổng quan về kiến thức mình có là các cụ được chia theo 3 cấp độ dựa vào sức khoẻ.
1. Các ông bà khoẻ mạnh, đầu óc vẫn còn tỉnh táo, hoặc cần vật lý trị liệu 1 vài chỗ trên cơ thể, đi phải chống gậy… các ông bà này thường hay đến viện mỗi ngày sáng đi chiều về như là mấy bé đi nhà trẻ ở vn vậy. tạm gọi là lv1
2. Các ông bà đi cần chống gậy, đãng trí, phải hỗ trợ xe lăn, bị khuyết tật 1 phần nào đó trên cơ thể. Tạm gọi là lv3
3. Các ông bà hoàn toàn mất trí, nằm 1 chỗ. Lv5
Công viêc của mình mỗi ngày là pha trà, mang bánh ra cho các cụ ăn uống. Xong thì dọn dẹp. thời gian khác lại tổ chức trò chơi vận động, ca hát, trò chuyện, các câu đố, hoặc đểu hơn là mình mang cả bài tập nhờ cụ chỉ ha ha.
Hỗ trợ các cụ đi vệ sinh ( dắt vào nhà vệ sinh, ổn định chỗ ngồi để tránh k bị trơn trợt té ngã, rồi đi ra ngoài đứng chờ không được nhìn đâu vì các cụ sẽ bị mắc cỡ )
Dắt mấy cụ di chơi, đi mua nước ở cây bán hàng, chiều đưa đón mấy cụ về, kiểm tra có quên đồ không, viết menu, và báo cáo tình hình trong ca ( cụ naò dỗi nhau, cãi nhau, …)
Du học sinh Nhật Bản làm thêm công việc điều dưỡng ở học kì tiếp theo, mình chuyển lên tầng lv3. Vẫn là làm buổi chiều. vẫn là các công việc cũ nhưng bonus thêm khoản đút ăn cho các cụ. mình tổ chức 4 cụ ngồi 1 bàn trong đó có 2 cụ tự ăn được và 2 cụ cần mình hỗ trợ, mình sẽ dòm ngó được các cụ ăn ntn để có thể nhắc nhở ví dụ như là ăn chậm thôi, ăn hết nhé đừng chưa lại nhé, đồ ăn hôm nay có ngon k… vì tính chất công việc là làm việc giữa người với người nên giao tiếp rất là quan trọng, không để ngkh cảm nhận là mình chỉ care 2 cụ mà bỏ lại 2 cụ.
Ăn xong thì dọn dẹp. trong lúc mình dọn dẹp thì mình vắt sẵn khăn lau bàn và đưa cho các cụ để lau dọn sạch sẽ chỗ mình ngồi ăn =)) thật ra là mình lười đó nhưng cái lười có chọn lọc, mình nói với nhân vien người nhật làm chung là mình muốn để các cụ tự lập, và ng nhật cũng ủng hộ tự lập cá nhân, họ cũng không thich mình làm hết đâu.. nên nói chung là mình sẽ bàn vs nhân viên làm cùng để tìm ra cách làm nào tốt, nhanh, tiết kiệm thời gian.
Xong dọn dẹp thì mình sẽ gọi các cụ ra đánh răng súc miệng, những ai tự làm đc thì mình sẽ đứng quan sát, những cụ nào dùng răng giả thì mình gỡ ra bỏ vào hộp, cho thêm nửa viên sủi ngâm răng, cho cụ súc nước rồi về chỗ.
Hỗ trợ đi vệ sinh với lv3 thì mình phải ở lại để hỗ trơ tuột quần, rửa, chùi. Ghi chép báo cáo đi vệ sinh mấy giờ, mấy lần, màu, mùi, có gì bất thường không.
Kiểm kê và chuẩn bị tã. Các cụ lv3 có sử dụng tã nhưng là loại tã quần, ngoài ra còn miếng dán và cả tã dán tuy vao nhu cầu mỗi cụ nữa, cụ nữ thi dùng miếng lót như bvs nữ minh hay dùng dán vào đũng quần, cụ nam thì mình phải gói củ cà rốt lại nưa :))))))
Mấy hôm có thời gian mình cho các cụ vẽ tranh, tô màu, dạy làm hoa giấy, tổ chức sinh nhật cho các cụ…
Chuẩn bị khăn ấm để chùi khi đi vệ sinh. Khoản này mình tổ chức trò chơi, cho các cụ khoẻ thi đua cuốn khăn xem ai là nhiều và nhanh nhất, trong lúc đó thì mình đi chuẩn bị trà chiều cho các cụ.
Lời khuyên cho các bạn du học sinh Nhật Bản làm thêm công việc điều dưỡng
Đây là các công việc khá dễ chỉ cần các bạn nhanh nhảu, lanh lẹ hoạt bát là có thể làm được, hầu hết các anh chị tuyển dụng ở vn chỉ tư vấn tới đây thôi còn những tảng băng chìm- các công việc nặng hơn mình sẽ viết trong phần tiếp theo vì bây giờ mình bận việc rồi, hẹn găp các bạn nè. Có gì thăc mắc cứ cmt hoặc ib mình sẽ giai đáp theo những gì mình biết. mình không tiếp các bạn cà khịa, không dám múa rìu qua mắt thợ( mấy a chị làm lâu nghề này), cái của mình biết vẫn còn hạn hẹp, với mục dích chia sẻ cho bạn nào đinh hướng nghề và chuẩn bị sang thôi.
P/s: đề nghị các trung tâm xklđ, trung tâm du học không coppy share bài để thu hút học viên ^^ mà k có sự đồng ý của tác giả
Nguồn bài viết: Nguyễn Nhung/ Group Nhật Bản chờ tôi nhé
Nhiều thông tin về điều kiện thủ tục, chi phí và những trải nghiệm thực tế về du học Nhật Bản. Được đội ngũ admin cập nhật liên tục ở chuyên mục du học Nhật Bản. Các bạn ghé qua chuyên mục để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!