Giải mã bí ẩn hiện tượng tự sát ở giới trẻ Nhật Bản

Thống kê cho thấy, trong số những người trẻ tuổi ở Nhật Bản độ tuổi từ 18 đến 22, cứ 4 người có một người thực sự có ý định tự tử, cứ 10 người có 1 người tử tự không thành. Ngoài ra, theo cuộc điều tra của The Nippon Foundation, một nửa nguyên nhân là do các vấn đề trường học, và trong đó đa phần là do “bị bắt nạt”.Chúng ta có thể làm gì để dừng những hành động đáng buồn như thế này của giới trẻ, những người gánh vác tương lai? Dựa trên kết quả điều tra, tôi muốn tìm ra điểm mấu chốt để giải quyết hiện trạng tự sát ở giới trẻ Nhật Bản.

Hiện tượng tự sát ở giới trẻ Nhật Bản đáng báo động

30% người trẻ tuổi tham gia khảo sát trả lời rằng họ đã thật sự suy nghĩ đến việc tự sát.

Chắc hẳn các bạn cũng biết rằng tự sát là nguyên nhân gây ra tử vong phổ biến nhất của giới trẻ ở Nhật Bản? Số người chết vì tự tử năm 2018 là 25,980 người, trung bình 1 ngày có 56 người tự kết liễu mạng sống của mình. Con số này cho đến nay là cao nhất trong số 7 quốc gia phát triển. Nhật Bản cũng là quốc gia duy nhất mà tự tử là nguyên nhân gây tử vong số một ở giới trẻ. Trước tình trạng đó, Chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi “Luật cơ bản về các biện pháp đối phó với nạn tự sát” năm 2016, và 47 tỉnh, đạo, phủ và thành phố có nghĩa vụ phải lập “kế hoạch ứng phó với nạn tự sát” tùy theo tình hình địa phương của mình.

Trong bối cảnh đó, The Nippon Foundation, hợp tác với tỉnh Nagano và quận Edogawa, Tokyo, đã bắt đầu “Dự án ứng phó với nạn tự tử” vào năm 2016. Lần này, tôi xin giới thiệu kết quả của “Khảo sát nhận thức về Tự tử” được thực hiện như một phần của dự án này trong năm 2018 và tập trung vào câu trả lời của đối tượng là người trẻ tuổi.

Trước tiên, trong câu hỏi “Bạn đã từng thực sự có ý định tự tử chưa?” và “Bạn đã từng tự tử (không thành) chưa?”. Nếu chỉ xét đến câu trả lời của những người từ 18-22 tuổi thì có 30% nam giới trả lời đã từng có ý định tự tử và 11% tự tử không thành. Còn số lượng nữ giới trả lời “Có” trong cả 2 câu trả lời này đều nhiều hơn nam giới.

Vậy tại sao họ lại có ý nghĩ tự tử?

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy rằng gần một nửa số người được hỏi trả lời rằng nguyên nhân là “các vấn đề ở trường” (bị người khác bắt nạt gây đến tổn thương về thể xác hoặc tinh thần) (48%). Ngoài ra, còn có “vấn đề gia đình” (bất hòa trong các mối quan hệ vợ-chồng, cha mẹ – con cái, mối quan hệ với họ hàng,…) (33%) và “vấn đề sức khỏe” (24%). Nhìn vào kết quả theo giới tính, tỷ lệ phần trăm phụ nữ cho rằng “các vấn đề gia đình” là nguyên nhân cao hơn nam giới 12%.

Tìm hiểu sâu hơn về “các vấn đề ở trường học” thì nguyên nhân dẫn đến việc bị bắt nạt hay hiện tượng bỏ học là do học lực kém hoặc có mối quan hệ bất hòa với bạn bè, thầy cô…chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả. Những trải nghiệm khi còn đi học không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý người ấy thời điểm đó mà còn liên quan sâu sắc đến ý định tự tử của họ sau này.

Tuy nhiên, có thể tránh được kết quả xấu nhất, nếu có sự chú ý và quan tâm đúng mực với những người trẻ tuổi đang rơi vào tình trạng trên.

Những người trẻ tuổi bị dồn tới bước đường cùng muốn tìm đến những người thân cận

Vậy khi phải đối mặt với khó khăn, ai sẽ là người mà họ có thể trò chuyện cùng? Thường sẽ là cha mẹ, ông bà; bạn thân ở trường; người yêu; chuyên gia tư vấn. Ngoài ra, còn bao gồm cả giáo viên với nam giới và bạn thân ngoài trường học với nữ giới.

Cần phải làm gì để ngăn chặn hành động tự sát ở giới trẻ Nhật Bản trong tương lai?

Dựa theo tình trạng hiện tại, The Nippon Foundation đã lập ra hệ thống hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp, xem xét các biện pháp đối phó với hành động tự sát ở giới trẻ. Về nội dung này thì chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Kodama Nagisa thuộc nhóm Phát triển kinh doanh nội địa của The Nippon Foundation.

“Ở quận Edogawa Tokyo, chúng tôi đang cố gắng thực hiện “Giáo dục về việc đưa ra lời cầu cứu SOS.” Không có gì xấu hổ khi bạn cần có ai đó trò chuyện khi gặp khó khăn, đó là điều mà chúng tôi muốn truyền đạt tới bọn trẻ.”

Cụ thể, một danh sách nhận tư vấn đã được phân phát cho học sinh tiểu học và trung học của thành phố. Cùng với lời nhắc nhở “Nếu cháu không thể tìm được người tư vấn, hãy tìm tới chúng tôi nhé”, với nỗ lực xây dựng một cộng đồng mà trẻ em có thể dễ dàng tìm được người hỗ trợ mỗi khi gặp khó khăn.

“Trầm cảm được cho là nguyên nhân lớn gây nên tự sát, thế nên nhiều ý kiến cho rằng hệ thống phúc lợi xã hội phải là bên giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, tự sát là vấn đề chung của xã hội, và có rất nhiều nguyên nhân khác như nghèo đói, và những rắc rồi từ môi trường, gia đình.”

Song để có thể giải quyết triệt để vấn đề tự sát thì chính những người muốn tự tử cũng phải nhận thức được tình trạng của mình. Vậy nên cần hướng tới vệc xây dựng một môi trường mà toàn tỉnh có thể cùng chung tay đối phó với vấn nạn này, với sự thấu hiểu của nhà lãnh đạo tỉnh.

Về các biện pháp đối phó với vấn nạn tự sát của giới trẻ tại Nhật Bản, ông Kodama cho biết

  • “Ý định tự tử như một cơ chế điều trị tâm trí và cơ thể bị tổn thương. Đến nay, các cuộc khảo sát đã cho thấy tình trạng này không chỉ dừng lại ở giới trẻ. Rất nhiều trường hợp sau khi tự tử không thành lần một lại tiếp tục lặp lại hành động tự sát.”

Hầu hết những người bị dồn đến bước đường cùng, buộc phải chọn con đường tự tử đều có rất nhiều nguyên nhân ẩn sau. Quá nhiều những vấn đề chồng chéo lên nhau, như mệt mỏi với công việc, bị công ty bóc lột, thêm vào đó là nợ nần chồng chất,…vv

Vì vậy, bên cạnh việc hỗ trợ về tâm lý, thể chất, cần phải tìm cách giải quyết những nguyên nhân cụ thể. Vậy mới có thể ngăn chặn hành vi tái tiếp tục tự sát.

Bên cạnh đó, theo các cuộc điều tra, khi những người trẻ có ý định tự sát, họ thường tâm sự với chính người thân quen. Đây có thể là một gợi ý cho các đối sách đưa ra.

  • “Nhiều người không biết phải làm gì khi bạn thân, gia đình người yêu của họ nói rằng “Tôi muốn cắt cổ tay” . Thế nên, tôi muốn xây dựng hệ thống hỗ trợ đưa ra hướng dẫn cách tư vấn thông qua điện thoại và tin nhắn. Hệ thống này cũng sẽ rất hữu ích cho giáo viên, những người thường xuyên nhận được yêu cầu hỗ trợ từ lớp trẻ với các vấn đề học đường.”

Ông cũng cho biết, quan trọng là phải tạo ra một xã hội mà những người trẻ từng bị bắt nạt, bỏ học có thể bắt đầu lại. Song điều cần thiết nhất vẫn là sự hỗ trợ của người lớn.

  • “Nếu có một người đến tìm bạn tâm sự, hãy lắng nghe và thông cảm với câu chuyện của họ. Thay vì áp đặt những thường thức, những lời khuyên có lệ, bạn chỉ cần lắng nghe. Bởi có một người thấu hiểu chính là sự hỗ trợ rất lớn với những người muốn tự sát.”

Lược dịch từ nguồn: https://www.nippon-foundation.or.jp/

Với hệ thống Fanpage và Group gần 1.000.000 lượt theo dõi. Tương tác và ổn định nhất trong những Group và Fanpage về Nhật Bản hiện nay.  Chúng tôi luôn nỗ lực cung cấp thông tin, hỗ trợ các bạn mong muốn đến Nhật Bản với những thông tin chính xác hữu ích nhất. Truyền cảm hứng và giúp các bạn vững tin trên con đường đến với đất nước mặt trời mọc. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về Nhật Bản tại nhatbanchotoinhe.com – Kênh thông tin Nhật Bản số 1 Việt Nam

Nhận tư vấn miễn phí

"CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2022"

  • Bạn đang tìm hiểu về chương trình du học?
  • Bạn đang chưa biết nên đi xklđ Nhật Bản như thế nào?
  • Bạn muốn nhận thông tin chính xác nhất?