6 đặc điểm của nền giáo dục Nhật Bản khiến cả thế giới ghen tị

Ngoài nền kinh tế hùng mạnh được xếp vào hàng bậc nhất thế giới, Nhật Bản còn được nhắc đến như một biểu tượng về hệ thống giáo dục chất lượng khiến nhiều Quốc gia khác khâm phục và học tập. Vậy những đặc điểm của giáo dục Nhật Bản nào khiến cả thế giới phải ghen tị.

1. Đặc điểm nền giáo dục Nhật Bản

1.1. Học làm người trước khi học kiến thức

Điều đặc biệt của nền giáo dục Nhật Bản phải kể đến học sinh không phải thi cho đến khi lên lớp 4. Trên thực tế, các em chỉ cần làm bài kiểm tra nhỏ. Người Nhật cho rằng 3 năm đầu cấp 1 là thời điểm để trẻ rèn luyện nhân cách, xây dựng đức tính tốt, phát triển con người theo hướng toàn diện. Trẻ em được học cách tôn trọng người khác, yêu thương thiên nhiên, động vật. Nhà trường cũng hướng cho các em cách sống rộng lượng, cảm thông, biết chia sẻ.

Học sinh được học làm người trước khi học kiến thức
Học sinh được học làm người trước khi học kiến thức

Năm học bắt đầu từ ngày 01/04. Khi hầu hết các trường trên toàn thế giới thường bắt đầu nhập học vào tháng 9 hoặc tháng 10 khi trẻ em Nhật Bản thường bắt đầu năm học mới vào tháng 4. Lí do người Nhật cho thời điểm này để bắt đầu một năm học mới, một bước tiên mới trong cuộc đời của học sinh bởi đây chính là thời điểm hoa anh đào nở rộ trên khắp đất nước Nhật Bản. Tham khảo https://www.mext.go.jp/

1.2. Hầu hết các trường tại Nhật không thuê lao công

Tại các trường học Nhật Bản học sinh phải tự mình dọn dẹp lớp học, căng tin, thậm chí cả toilet. Các em được chia thành từng nhóm nhỏ, luôn phiên trực nhật trong năm. Đây là cách giúp các em biết cách làm việc theo nhóm. Ngoài ra, công việc này giúp các em biết cách tôn trọng công việc người khác, thành quả lao động của bản thân.

Bữa trưa được phục vụ với thực đơn tiêu chuẩn, học sinh sẽ ăn trong lớp. Trong cải cách giáo dục Nhật Bản luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo trẻ em được ăn uống khỏe mạnh, có các bữa ăn đủ chất dinh dưỡng. Tại các trường công, bữa ăn luôn được chế biến theo quy chuẩn về dinh dưỡng bởi đầu bếp, chuyên gia dinh dưỡng. Học sinh sẽ ăn cùng nhau, giáo viên. Vì vậy, khả năng gắn kết các học sinh trong lớp sẽ cao hơn nhiều.

1.3. Các lớp học thêm rất phổ biến

Để chuẩn bị vào trường cấp 3 học sinh Nhật thường đi học thêm tại trung tâm bên ngoài. Các lớp học này thường được tổ chức vào buổi tối, việc học sinh trở về nhà tối muộn sau lớp học thêm là điều hoàn toàn bình thường.

Các lớp học thêm rất phổ biến tại Nhật Bản
Các lớp học thêm rất phổ biến tại Nhật Bản

Ngoài các môn học truyền thống giáo dục Nhật Bản hiện nay học sinh phải học thư pháp, thi ca. Thư pháp Nhật Bản hay còn gọi là Shodo gắn liền hình ảnh cây bút tre chấm trong nghiêm mực để viết lên tờ giấy gạo từng nét chữ uốn lượn. Với người Nhật Shodo môn nghệ thuật không còn quá phổ biến Haiku thì khác, đây là thể loại thơ truyền thống sử dụng lối biểu đạt đơn giản để truyền tải thông điệp sâu sắc. Trẻ em Nhật Bản phải học điều trên để thể hiện sự tôn trọng văn hóa, truyền thống lâu đời của đất nước.

1.4. Hầu hết học sinh phải mặc đồng phục tới trường

Hầu hết học sinh Nhật Bản đều phải mặc đồng phục đến trường. Một số trường sẽ có đồng phục riêng trong khi phần lớn đều sẽ mặc mẫu đồng phục truyền thống phổ biến. Việc mặc đồng phục với người Nhật được xem như yếu tố giúp loại bỏ rào cả xã hội trong trường học. Tỉ lệ học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ ở Nhật là 99.99%. 

Học sinh Nhật gần như rất ít khi bỏ lớp hay đi muộn. Có khoảng 91% học sinh cho biết họ chưa bao giờ bỏ qua điều giáo viên giảng dạy trên lớp. Một con số mà hầu hết quốc gia nào cũng mơ ước.

1.5. Học sinh phải tham gia kỳ thi quan trọng quyết định tương lai

Cuối trung học, học sinh phải tham dự kỳ thi quan trọng quyết định tương lai của các em. Mỗi học sinh có thể lựa chọn nộp vào trường các em muốn. Tỉ lệ cạnh tranh ở Nhật rất cao khi chỉ có 76% học sinh tốt nghiệp trung học tiếp tục học lên bậc Đại học. Vì vậy, áp lực trước mỗi kỳ thi rất lớn tại quốc gia này.

Học sinh phải tham gia kỳ thi quan trọng
Học sinh phải tham gia kỳ thi quan trọng

1.6. Đại học được xem là “kỳ nghỉ” tuyệt vời nhất

Một trong những điều đặc biệt của nền giao duc Nhat Ban phải kể đến chính là thời gian học Đại học. Khoảng thời gian này được xem như thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời của mỗi học sinh. Người Nhật vẫn xem đây là “kỳ nghỉ” trước khi bắt đầu công việc.

2. So sánh giáo dục Nhật Bản và Việt Nam

2.1. So sánh số bậc học, cấp học, số năm học

Hệ thống giáo dục Nhật Bản cũng tương đồng Việt Nam khi đều có cấp học là Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học, Đại học và sau Đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ) nhưng sau số năm học ở các cấp học lại khác nhau:

  • Bậc Mẫu giáo:
    • Nhật Bản: 2 năm học, độ tuổi từ 4 – 6.
    • Việt Nam: 3 năm học, độ tuổi từ 3 – 6.
  • Bậc Tiểu học: 
    • Nhật Bản: 6 năm học, độ tuổi từ 6 – 12.
    • Việt Nam: 5 năm học, độ tuổi từ 6 – 11.
  • Bậc Trung học cơ sở:
    • Nhật Bản: 3 năm học, độ tuổi từ 12 – 15.
    • Việt Nam: 4 năm học, độ tuổi từ 11 – 15.
  • Bậc Trung học Phổ thông:
    • Nhật Bản: 3 năm học, độ tuổi từ 15 – 18.
    • Việt Nam: 3 năm học, độ tuổi từ 15 – 18.
  • Bậc Đại học: 
    • Nhật Bản: 5 năm học, độ tuổi từ 18 – 23.
    • Việt Nam: 4 năm học, độ tuổi từ 18 – 22.
  • Bậc Sau Đại học: 
    • Nhật Bản: Gộp Thạc sĩ với Tiến sĩ 4 năm học, độ tuổi từ 23 – 27.
    • Việt Nam: Thạc sĩ 2 năm học độ tuổi từ 22 – 23, Tiến sĩ 3 năm học độ tuổi từ 23 – 27.
  • Giáo dục chuyên nghiệp: Cả Việt Nam và Nhật Bản gồm Cao đẳng, Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp đào tạo 2 – 3 năm. Học xong Trung học cơ sở, không thi lên THPT có thể học lên giáo dục chuyên biệt.
Bậc tiểu học Nhật Bản với độ tuổi từ 6 - 12
Bậc tiểu học Nhật Bản với độ tuổi từ 6 – 12

2.2. So sánh về nội dung giáo dục 

Ở Việt Nam và Nhật Bản đều sẽ chú trọng “tiên học lễ, hậu học văn”, dạy trò ý thức trước rồi mới tiến hành dạy kiến thức nhưng do văn hóa 2 nước khác nhau nên cách dạy cũng khác nhau.

  • Nhật Bản: Chữ viết Nhật Bản chữ hán tượng hình nên khó học với trẻ nhỏ nên Nhật ưu tiên không dạy chữ viết cho trẻ từ mẫu giáo đến lớp 3. Chỉ dạy trẻ ý thức, thực hành như biết cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, cách tự mặc quần áo, đeo cặp. Đến tận lớp 3 học sinh mới có bài kiểm tra, ưu tiên dạy thực hành nhiều hơn lý thuyết.
  • Việt Nam: Học sinh lớp 2 biết đọc viết chữ, đọc sách xem báo, dù nhận thức chưa hiểu. Trẻ mẫu giáo được dạy bảng chữ cái, vừa chơi vừa học nhằm phát triển thể lực, trí tuệ, nhân cách. Bước lên từ lớp 1 học sinh có 2 kì kiểm tra lớn (giữa kì, cuối năm), bài kiểm tra nhỏ (kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết).

2.3. So sánh phương pháp giáo dục

  • Việt Nam: Dạy và học không qua tổ chức hoạt động học tập học sinh, chú trọng rèn luyện việc tự học cho học sinh, tăng cường học tập cá thể phối hợp học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.
  • Nhật Bản: Đầu tư nhiều hơn về giáo dục nên cơ sở vật chất, sách, thiết bị giáo dục, thư viện, internet của họ cao hơn nước ta nên phương pháp học tích cực của họ có hiệu quả hơn.
Nhật Bản đầu tư nhiều hơn về giáo dục
Nhật Bản đầu tư nhiều hơn về giáo dục

2.4. So sánh đánh giá kết quả học tập

  • Nhật Bản: Họ coi trọng thành tích, tính cạnh tranh hơn như công bố điểm bài thi, xếp loại cao thấp trên phạm vi cả trường nghĩa là dán danh sách điểm thi, xếp loại trước sân trường để tất cả học sinh đều biết… Cách chấm bài đúng hết là 100 điểm.
  • Việt Nam: Có 2 kì kiểm tra lớn là giữa kì và cuối năm, các bài kiểm tra nhỏ như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết. Cách chấm bài đúng hết là 10 điểm.

Với sự đầu tư phát triển không ngừng từ chính phủ, hệ thống giáo dục Nhật Bản đang từng bước trở thành một nền giáo dục lý tưởng cho các nước khác trên thế giới. Đặc biệt, môi trường học tập đáng mơ ước cho những học sinh, sinh viên trong và ngoài quốc gia. Xem thêm các điều thú vị về Nhật Bản tại chuyên mục Blog Nhật Bản nhé 

Nhận tư vấn miễn phí

"CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2022"

  • Bạn đang tìm hiểu về chương trình du học?
  • Bạn đang chưa biết nên đi xklđ Nhật Bản như thế nào?
  • Bạn muốn nhận thông tin chính xác nhất?