Gốm sứ Nhật Bản: Câu chuyện về tinh hoa văn hóa xứ mặt trời mọc

Chắc hẳn trong không gian của mỗi gia đình Việt đều có sự hiện diện một món gốm sứ Nhật Bản. Vẻ đẹp của chúng được ưa chuộng không chỉ vì sự tinh tế, nhẹ nhàng, ấm cúng. Mà còn do quá trình chế tác ra chúng trải qua từng gian đoạn rất tinh xảo, tỉ mỉ. Hãy cùng mình theo dòng lịch sử, tìm hiểu về quá trình phát triển, nét độc đáo của gốm sứ ở Nhật Bản nhé!

Gốm sứ Nhật Bản: Tinh hoa văn hóa truyền thống
Gốm sứ Nhật Bản: Tinh hoa văn hóa truyền thống

Lịch sử phát triển của gốm sứ Nhật Bản

Gốm sứ là một nghề thủ công truyền thống ở Nhật Bản đã xuất hiện sớm từ thời kỳ Jomon (10.000 – 300 TCN). Hoa văn đồ gốm ở thời kỳ này chủ yếu là các vòng thừng cuốn, nên còn hay gọi là ‘‘Thừng văn’’.

gốm sứ Nhật Bản
Đồ gốm Nhật Bản thời kỳ Jomon

Vào thời đại Heian (794 – 1185), kỹ thuật làm gốm sứ Trung Quốc bắt đầu du nhập vào Nhật Bản, nổi tiếng là loại gốm men xanh. Các thợ làm gốm ở Nhật đã học hỏi kỹ thuật tráng men, cách nung đất sét và áp dụng chúng vào sản xuất. Song chỉ dừng lại ở mức sản xuất đồ gia dụng và chưa có nhiều cải tiến.

Gốm sứ Nhật Bản tinh tế
Gốm men xanh Nhật Bản

Giai đoạn phát triển

Phải đến khi trà đạo thịnh hành, đồ gốm sứ Nhật Bản mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển tột bậc của kỹ thuật, các sản phẩm ra đời làm từ nước men mới đạt đến độ tinh xảo rực rỡ, đa dạng và nhiều màu sắc hơn.

gốm sứ Nhật Bản
Nét tinh tế, hoài hòa về màu sắc của gốm sứ Nhật Bản

Trong suốt thế kỉ XVII, đồ sứ Nhật Bản được các quý tộc Châu Âu tìm kiếm để trang trí cho các lâu đài và cung điện của họ. Họ đánh giá cao mặt hàng Nhật Bản bởi màu sắc nổi bật, tính độc đáo, kỹ thuật gia công tỉ mỉ, khác biệt với đồ sứ Trung Quốc mà họ từng thấy trước đây. Điều đó đã để lại cho phương Tây một cái nhìn sâu sắc về nghệ thuật thủ công truyền thống Nhật Bản.

Gốm sứ Nhật
Gốm sứ Nhật Bản xuất khẩu sang thị trường Châu Âu

Các dòng gốm sứ Nhật Bản nổi bật

  • Gốm sứ Arita:

Tỉnh Arita, thuộc đảo Kyushu được coi là cái nôi của nghề làm sứ lớn nhất Nhật Bản. Bạn có thể đến thăm các bảo tàng về gốm sứ đương đại, được trưng bày ở nhiều khu vực khác nhau ở Kyushu. Hay tham quan các lò nung và xưởng gốm cổ tại làng Okawachiyawa ở Imari. Gốm sứ Arita còn được giới quý tộc Châu Âu săn lùng và gọi bằng cái tên sứ Imari. Đặc trưng của sứ Imari là những hoa tiết nhiều màu sắc về hoa lá và động vật được vẽ trên nền trắng.

Gốm sứ Arita
Gốm sứ Arita
  • Gốm Mino:

Gốm Mino có niên đại lịch sử rất lâu đời. Được sản xuất tại thị trấn Tajimi, tỉnh Gifu. Nếu bạn là một người đam mê gốm, đừng bỏ lỡ cơ hội tới đây khi du lịch Nhật Bản. Bạn có thể mua sắm đồ gốm ở Phố Honmachi Oribe hoặc tham gia lễ hội gốm Tajimi được tổ chức vào mùa thu. Tại đây bạn còn có cơ hội trải nghiệm tự tay làm 1 món đồ gốm cho riêng mình tại công viên Gốm sứ Mino.

Gốm và trà đạo
Gốm và trà đạo

Gốm Mino phát triển cùng với sự xuất hiện của Trà đạo. Điển hình là dòng gốm Shino nổi tiếng với vẻ đẹp giản dị, lớp men tráng dày, có vân rạn và hoa văn mộc mạc. Ngoài ra còn có 3 dòng khác là Kiseto, Setoguro và Oribe.

Gốm Shino đầy mộc mạc và giản dị
Gốm Shino đầy mộc mạc và giản dị
  •  Gốm Kiyomizu

Gốm Kiyomizu được làm ra bởi các nghệ nhân tụ họp dưới chân chùa Kiyomizu ở Kyoto. Cùng với sự trỗi dậy của Trà đạo xuất hiện vào thế kỷ 16, các dụng cụ và chén trà được sản xuất để đáp ứng tinh thần và lễ nghi trong Trà đạo.

Lễ hội gốm sứ Kiyomizu được tổ chức hằng năm ở Kyoto vào tuần thứ 3 của tháng 10. Nếu bạn đang sưu tầm những cốc trà tinh tế, giản dị thì không nên bỏ qua lễ hội này nhé.

Gốm Kiyomizu ở Kyoto
Gốm Kiyomizu – vẻ đẹp hài hòa, độc đáo

Kintsugi – Nghệ thuật dùng vàng hàn gắn đồ gốm bị nứt vỡ

Kintsugi – (金継ぎ) là một kỹ thuật phục hồi gốm độc đáo của người Nhật xuất hiện từ thế kỷ 15. Thay vì bỏ đi những món đồ gốm sứ bị nứt vỡ. Người Nhật chọn cách phục hồi lại chúng bằng cách dùng vàng hàn gắn lại những vết nứt.

Nghệ thuật phục hồi gốm Kintsugi
Nghệ thuật phục hồi gốm Kintsugi

Xuất phát từ câu chuyện tướng quân Ashikaga Yoshimasa gửi chén trà mà ông yêu quý sang Trung Quốc để sửa chữa lại. Nhưng khi nhận về chén trà lại bị hàn gắn bằng những đường mối rất mất thẩm mỹ. Vì vậy ông đã yêu cầu những người thợ thủ công Nhật Bản tìm một cách khác. Từ đó kỹ thuật Kintsugi ra đời.

Kỹ thuật hàn gắn các mảnh vỡ bằng vàng
Kỹ thuật hàn gắn các mảnh vỡ bằng vàng

Theo đó, các mảnh vỡ sẽ được ghép với nhau bằng sơn mài trộn với bột vàng, bạc, hoặc bạch kim. Qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, những món đồ vỡ tưởng chừng bỏ đi đó, lại khoác lên một diện mạo mới. Chúng trở nên đẹp đẽ, mang một nét riêng biệt, độc đáo hơn rất nhiều.

Bài học từ Kintsugi

Kintsugi còn có ý nghĩa hàm chứa nhiều bài học trong cuộc sống. Xuất phát từ thuật ngữ “Wabi Sabi – わびさび”, đây là cách cảm thụ trong thế giới quan của người Nhật.

Nó được hiểu là chấp nhận sự không hoàn hảo, phù du và vô thường của vạn vật. Người Nhật nhận thấy vẻ đẹp và sự chân thực từ những vết nứt vỡ và cho ra đời kỹ thuật Kintsugi.

Chén trà được phục hồi từ kỹ thuật Kintsugi
Chén trà được phục hồi từ kỹ thuật Kintsugi

Họ quan niệm, món đồ trở nên đặc biệt hơn nhờ những vết nứt chỉ riêng nó mới sở hữu. Một vẻ đẹp ẩn bên trong những điều không hoàn hảo. Điều đó nhắc nhở chúng ra rằng: “nên trân trọng cuộc sống hiện tại và đừng ngại gian khó trước khó khăn”.

Hi vọng bài viết vừa rồi đã cho bạn cái nhìn đôi nét về lịch sử và giá trị của gốm sứ Nhật Bản. Nếu bạn có cơ hội du lịch ở xứ mặt trời mọc, bạn đừng quên mua những món đồ gốm Nhật về làm quà cho gia đình và bạn bè nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi nhatbanchotoinhe.com

Nhận tư vấn miễn phí

"CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2022"

  • Bạn đang tìm hiểu về chương trình du học?
  • Bạn đang chưa biết nên đi xklđ Nhật Bản như thế nào?
  • Bạn muốn nhận thông tin chính xác nhất?