Những đối sách quan trọng của Nhật Bản với tình trạng già hóa dân số

Trong bối cảnh dân số Nhật Bản đang giảm dần, dân số trẻ – những người đóng góp sức lao động cho nền kinh tế – lại đang dần già đi, tình trạng già hóa vẫn tiếp tục. Cùng tìm hiểu đối sách của Nhật Bản đối với tình trạng này

Nguồn ảnh kyodonews.net

Xu hướng tương lai do ảnh hưởng của sự già hóa

Trong bối cảnh dân số NB đang giảm dần, dân số trẻ – những người đóng góp sức lao động cho nền kinh tế – lại đang dần già đi, tình trạng già hóa vẫn tiếp tục.

Vào năm 2015 – năm có lượng người cao tuổi đặc biệt tăng mạnh, là năm mà những người được gọi là thế hệ “Dankai Junior” ( First baby boomer – thế hệ sinh ra trong thời kỳ bùng nổ sinh sản) đã qua 65 tuổi và trở thành 1 phần của 33.87 triệu người cao tuổi của nước Nhật lúc bấy giờ. Có dự đoán cho rằng 10 năm sau, năm 2025, khi thế hệ này bước vào tuổi 75, dân số già cuả Nhật Bản sẽ đạt 36.77 triệu người.

Trong bối cảnh hiện tại, khi mà tổng số dân tiếp tục giảm, số lượng người cao tuổi lại tăng, đương nhiên sẽ dẫn đến tỷ lệ già hóa của Nhật Bản tăng theo, và tỉ lệ này có thể sẽ đạt 33.3% vào năm 2036. Các chuyên gia dự đoán rằng: Cho dù số lượng người cao tuổi có giảm thì tỷ lệ dân số già hóa của Nhật Bản vẫn sẽ tiếp tục tăng. Ước tính tỷ lệ già hóa năm 2065 là 38,4%, trong đó số người cao tuổi hơn 75 tuổi chiếm 25.5%.

Thêm vào đó, do ảnh hưởng của xu hướng sụt giảm dân số, tổng số dân của Nhật Bản đến năm 2035 thậm chí có thể giảm xuống chỉ còn 90 triệu dân, năm 2065 sẽ là 88.08 triệu. Số liệu dự đoán này cho thấy dân số Nhật Bản có thể còn xuống thấp hơn tổng dân số vào năm 1950.

Cùng tham khảo những ảnh hưởng của trình trạng già hóa dân số tại đây

Những chính sách khắc phục

Để đối phó với tình trạng già hóa đang gia tăng, những cơ quan đầu não của Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt chính sách khắc phục.

Chính phủ Nhật Bản đã lập nên 1 khung kế hoạch cơ bản các đối sách cải thiện tình trạng xã hội già hóa, phân ra thành 6 lĩnh vực để thúc đẩy sự tích cực hưởng ứng của tất cả các thế hệ nhân dân. 6 lĩnh vực này bao gồm: việc làm/thu nhập, sức khỏe/phúc lợi, học tập/tham gia xã hội, môi trường sống, nghiên cứu-phát triển/đóng góp cho cộng đồng quốc tế…

Khung cơ bản này được xây dựng dựa trên “Luật cơ bản về các biện pháp cải thiện xã hội già hóa” có hiệu lực vào năm 2005. Mục đích của luật này nhằm thúc đẩy toàn diện các biện pháp cải thiện xã hội đang già hóa, hướng đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế và đời sống nhân dân.

Các biện pháp cơ bản được áp dụng ở từng lĩnh vực

Dựa trên “Luật cơ bản về biện pháp cho xã hội lão hóa” và các ý kiến phát triển những đối sách này, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra kim chỉ nam hành động cho chính sách trung hạn theo sáu lĩnh vực nêu trên.

Trong lĩnh vực việc làm và thu nhập, chính phủ Nhật Bản sẽ thực hiện các hỗ trợ và biện pháp như cải thiện môi trường làm việc. Từ đó hiện thực hóa một xã hội nơi mọi người có thể làm việc bất kể tuổi tác, đồng thời hỗ trợ ổn định hệ thống lương hưu công và cơ chế hình thành tài sản.

Trong lĩnh vực y tế và phúc lợi xã hội, chính phủ Nhật Bản đang triển khai việc đẩy mạnh toàn diện công tác nâng cao sức khỏe, vận hành hệ thống bảo hiểm điều dưỡng bền vững, nâng cao dịch vụ điều dưỡng (hiện thực hóa chế độ thực hiện chăm sóc người già tại gia), xúc tiến các biện pháp hỗ trợ người cao tuổi sa sút trí tuệ,…

Về học tập và tham gia xã hội, chính phủ Nhật Bản hướng tới thúc đẩy cả về quá trình học tập và công tác xã hội.

Cụ thể, để trẻ em và học sinh hiểu sâu hơn về các vấn đề của xã hội già hóa và về người cao tuổi, các hoạt động có hướng dẫn, liên quan đến phục vụ xã hội như tình nguyện và giao lưu với người cao tuổi đã được tổ chức ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Liên quan đến vấn đề môi trường sống, Nhật Bản thực hiện các biện pháp đảm bảo cuộc sống của người dân sung túc và ổn định, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thành phố phù hợp với một xã hội đang già hóa, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, thảm họa, v.v. và thúc đẩy việc sử dụng hệ thống giám hộ người lớn (tiếng Anh: Adult Guardianship).

Trong các lĩnh vực như nghiên cứu, phát triển và đóng góp cho cộng đồng quốc tế, chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực sử dụng công nghệ tiên tiến, phát triển thị trường hướng tới đối tượng người cao tuổi, thúc đẩy nghiên cứu phát triển cơ sở hạ tầng, chia sẻ kiến ​​thức và các vấn đề với các quốc gia khác.

Đặc biệt khi nghiên cứu và phát triển về bệnh tật và nâng cao sức khỏe đặc biệt cho người cao tuổi, họ nghiên cứu về chăm sóc y tế, phục hồi chức năng, trang thiết bị liên quan đến điều dưỡng,…

Mục đích của việc thúc đẩy sự tham gia tích cực của mọi thế hệ là đẩy mạnh các biện pháp xây dựng một xã hội, nơi tất cả người dân đều có thể đóng góp vào công cuộc đẩy lùi xã hội già hóa.

Ngoài ra, quá trình này cũng sẽ được thực hiện kết hợp cùng với “kế hoạch hoạt động tổng 100 triệu người Nhật”, kế hoạch cải cách phong cách làm việc, gói chính sách kinh tế mới,…

Nguồn ảnh kyodonews.net

Để mọi người cùng nhau cố gắng, hỗ trợ lẫn nhau trong xã hội già hóa

Xã hội già hóa đang được coi là 1 vấn đề nổi cộm của Nhật Bản và các biện pháp khắc phục tình trạng này đang được triển khai. Nhưng hiện nay, các chế độ an sinh xã hội như lương hưu và chăm sóc điều dưỡng đang gây ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện các biện pháp này.

Tình trạng già hóa dân số đã tiếp diễn hơn chục năm, vẫn đang tiếp tục diễn biến và trở thành 1 vấn đề khó có thể giải quyết triệt để của xã hội Nhật Bản.

Đó là lý do tại sao, nếu người dân Nhật Bản không tin tưởng và làm theo các biện pháp của chính phủ và nhận thức được chính mình cũng cần tham gia giải quyết vấn đề này, thì rất có thể một tương lai khó khăn đang chờ họ.

Lược dịch từ nguồn: https://gooddo.jp

Với hệ thống Fanpage và Group gần 1.000.000 lượt theo dõi. Tương tác và ổn định nhất trong những Group và Fanpage về Nhật Bản hiện nay.  Chúng tôi luôn nỗ lực cung cấp thông tin, hỗ trợ các bạn mong muốn đến Nhật Bản với những thông tin chính xác hữu ích nhất. Truyền cảm hứng và giúp các bạn vững tin trên con đường đến với đất nước mặt trời mọc. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về Nhật Bản tại nhatbanchotoinhe.com – Kênh thông tin Nhật Bản số 1 Việt Nam

Nhận tư vấn miễn phí

"CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2022"

  • Bạn đang tìm hiểu về chương trình du học?
  • Bạn đang chưa biết nên đi xklđ Nhật Bản như thế nào?
  • Bạn muốn nhận thông tin chính xác nhất?