Đất nước mặt trời mọc luôn nổi tiếng toàn thế giới nhờ vào nền công nghiệp hiện đại và không ngừng được cải tiến. Tuy nhiên đóng góp vào nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng của Nhật Bản không chỉ có những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến bậc nhất mà còn là nền nông nghiệp vô cùng phát triển. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi nhìn lại hành trình phát triển và đổi mới thần kỳ của nền nông nghiệp Nhật Bản nhé!
Nội Dung Chính
Quá trình hình thành nền nông nghiệp Nhật Bản
Nông nghiệp Nhật Bản trước cải cách
Cây lúa là cội nguồn hình thành của nền nông nghiệp Nhật Bản. Bên cạnh đó từ thời xa xưa, ở Nhật Bản người ta đã biết trồng đa dạng các loài cây nông nghiệp như củ cải, đỗ tương, lúa mì, lúa mạch… Người dân Nhật Bản thời cổ đại sử dụng nông cụ làm từ đá hoặc gỗ. Kể từ khi nông cụ bằng sắt lần đầu được sản xuất ra, nền nông nghiệp của đất nước này đã đạt được cải tiến vượt bậc. Diện tích đất canh tác ngày càng được mở rộng ra khắp cả nước.
Trước năm 1868 khi cuộc đại cải cách diễn ra, dân số Nhật Bản có đến 80% gắn bó với nghề nông với nông sản chủ yếu là lúa nước. Người dân vẫn canh tác theo kiểu truyền thống và do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu không thuận lợi nên sản lượng thu hoạch không cao. Tuy nhiên cuộc duy tân Minh Trị đã tạo nên một bước ngoặt lớn đối với toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản.
Nông nghiệp Nhật Bản sau cải cách
Nông nghiệp Nhật Bản bắt đầu hướng tới các phương pháp canh tác mới du nhập từ những quốc gia phát triển. Đặc biệt người Nhật bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng những kỹ thuật canh tác của người phương Tây. Họ học hỏi các tiến bộ kỹ thuật mới để áp dụng linh hoạt trong nền nông nghiệp nước nhà.
Lúa gạo vẫn là nông sản chủ lực, tuy nhiên Chính phủ Nhật vẫn liên tục thử nghiệm và lai ghép nhiều loại cây nông nghiệp mới. Nhiều phương pháp thâm canh được tạo ra giúp tối đa hóa năng suất và sản lượng nông nghiệp. Đặc biệt là việc ứng dụng triệt để các loại máy móc phục vụ nông nghiệp như máy ủi, máy cày. Nếu như vào năm 1950, tổng sản lượng lúa gạo cả nước chỉ là 9.5 triệu tấn. Thì đến năm 1975 đã ghi nhận được con số kỷ lục, lên tới 13 triệu tấn lúa gạo.
Nền nông nghiệp Nhật Bản thời hiện đại
Diện tích tự nhiên của toàn đất nước Nhật Bản là 378.000km2. Tuy nhiên diện tích đất trồng nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 14% lãnh thổ toàn nước Nhật. Ngành nông nghiệp Nhật Bản có tỷ trọng GDP thấp, chỉ chiếm khoảng 0.1% tổng GDP của toàn nền kinh tế. Chính vì vậy mà nông nghiệp chỉ là ngành có vai trò thứ yếu đối với kinh tế của quốc gia này.
Tuy nhiên, không vì thế mà nền nông nghiệp tại đất nước mặt trời mọc kém phát triển hơn các quốc gia khác. Ngược lại, nhờ việc ứng dụng các thành tựu vượt bậc của khoa học kỹ thuật mà nông nghiệp Nhật Bản luôn đạt chất lượng và năng suất thu hoạch cao. Lúa gạo vẫn là cây trồng chủ lực, mặc dù vậy diện tích trồng lúa đã giảm đi đáng kể. Ngoài ra còn một số các loại cây nông nghiệp khác như dâu tằm, chè, thuốc lá…
Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp Nhật Bản chỉ ghi nhận khoảng 3% dân số làm nghề nông. Tuy nhiên sản lượng tạo ra đủ để phục vụ nhu cầu lương thực cho toàn bộ người dân nước này. Các hợp tác xã nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Sản xuất nông nghiệp theo hướng có chọn lọc. Nhiều bộ luật được sửa đổi để mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Chính phủ ban hành nhiều chính sách trợ giá cho các loại nông sản để kích thích sản lượng nông sản trong nước.
Những kỹ thuật hiện đại được áp dụng trong nông nghiệp
Ứng dụng triệt để các máy móc, robot
Nền nông nghiệp Nhật Bản đã có những bước chuyển mình nhanh chóng kể từ khi ứng dụng các loại máy móc, robot tự động trong sản xuất nông sản. Hàng năm sản lượng thu hoạch được từ các hợp tác xã nông nghiệp của Nhật Bản không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Mà còn mang đến những loại nông sản chất lượng cao, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt để có thể xuất khẩu ra thế giới.
Việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong nông nghiệp là một trong những chủ trương được Chính phủ Nhật Bản khuyến khích phát triển. Những thiết bị, máy móc tân tiến đã giúp con người tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và chi phí chăm bón cho cây trồng, vật nuôi. Từ đó cắt giảm tối đa chi phí cho nguồn nhân lực để phục vụ các lĩnh vực khác của đời sống.
Ứng dụng phương pháp canh tác trong nhà kính
Khác với nền nông nghiệp Việt Nam thường canh tác theo vụ mùa, việc nuôi trồng và canh tác của nông nghiệp Nhật Bản diễn ra quanh năm. Nhờ vào phương pháp canh tác trong nhà kính mà các loại nông sản sinh trưởng, phát triển không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Dù cho có nắng mưa, gió bão hay thời tiết thay đổi ra sao thì cây trồng vẫn khỏe mạnh và cho năng suất cao.
Bên cạnh đó, những nông sản được nuôi trồng trong nhà kính cũng không lo bị sâu bệnh phá hoại. Từ đó hạn chế tối đa việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Không những giúp bảo vệ và giữ gìn môi trường sống cho con người, mà còn nâng cao chất lượng nông sản và lợi nhuận kinh tế cho người trồng.
Trên đây là đôi nét về hành trình phát triển và đổi mới của nông nghiệp Nhật Bản. Từ đó giúp bạn hiểu hơn về một đất nước không chỉ có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghiệp phát triển vượt bậc. Mà cũng sở hữu nền nông nghiệp hiện đại bậc nhất thế giới, ít có quốc gia nào sánh bằng.
Nhận tư vấn miễn phí
"CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2022"
- Bạn đang tìm hiểu về chương trình du học?
- Bạn đang chưa biết nên đi xklđ Nhật Bản như thế nào?
- Bạn muốn nhận thông tin chính xác nhất?