Sóng thần Nhật Bản: Lịch sử thảm họa, phải làm gì để sống sót

Thảm họa động đất, sóng thần cùng ký ức kinh hoàng về sự cố nhà máy điện hạt nhân vào ngày 11/3/2011 vẫn còn in hằn rất rõ trong tâm trí mọi người. Tuy nhiên đất nước Nhật Bản mạnh mẽ không vì thế mà chịu khuất phục. Nhiều năm trôi qua kể từ thảm họa kinh hoàng, vùng “đất chết” nay đã được hồi sinh và chuyển mình ngoạn mục. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại hành trình 10 năm sau thảm họa sóng thần Nhật Bản để thấy được sự kiên cường và kỳ tích mà người dân cùng chính quyền Nhật Bản đã đạt được từ đó tới nay.

Sóng thần là gì?

Sóng thần là sóng biển có chu kỳ dài, lan truyền với tốc độ lớn. Khi tới gần bờ tùy độ sâu của biển và địa hình vùng bờ, sóng thần có thể đạt độ cao hàng chục mét, tràn sâu vào đất liền gây thảm họa lớn.

Nguyên nhân sinh ra sóng thần: sóng thần sinh ra do hệ quả của động đất ở vùng đáy đại dương.

Các loại sóng thần: tùy thuộc vào khoảng cách tác động tính từ nguồn phát sinh, sóng thần được chia thành sóng thần địa phương (sóng thần gần) và sóng thần xa.

– Sóng thần địa phương biểu hiện dưới dạng sóng lớn trên mặt biển và tàn phá những bờ biển gần;

– Sóng thần xa truyền xuyên qua đại dương với tốc độ lớn.

Các trận sóng thần mang tính chất địa phương là rất nguy hiểm, vì có thể tấn công vào đất liền chỉ sau 10 phút. Khoảng thời gian đó là quá ngắn để có thể phát tín hiệu cảnh báo kịp thời. Đối với các trận sóng thần ở ngoài khơi xa, nhờ hệ thống các trạm đo và các trung tâm cảnh báo sóng thần, có thể tính toán và cảnh báo thời điểm đổ bộ của sóng thần vào bờ.

Thảm họa kép động đất, sóng thần Nhật Bản – nỗi đau dai dẳng

Vào đúng 14 giờ 46 phút theo giờ địa phương ngày 11/3/2021, ở khu vực ngoài khơi đảo Honshu, một đại địa chấn mạnh 9.1 độ Richter đã độ bộ vào phía Đông Bắc Nhật Bản. Trận động đất kinh hoàng đã tạo nên cơn sóng thần ập vào đất liền, với độ cao kỷ lục 40m và thâm nhập vào 10km đất liền. Sóng thần bất ngờ tràn vào ngay lập tức phá hủy nhiều tàu thuyền, nhà cửa, đường sá, các công trình công cộng tại đây.

Đặc biệt sóng thần Nhật Bản còn tấn công nhà máy điện hạt nhân Fukushima, phá hủy toàn bộ hệ thống được dùng để tản nhiệt cho thanh nhiên liệu hạt nhân. Từ đó làm rò rỉ hạt nhân và gây nhiễm xạ cho những vùng dân cư sinh sống xung quanh đó. Sự cố điện hạt nhân là một thảm họa nghiêm trọng để lại hậu quả to lớn cho các thế hệ sau. Thậm chí một vài khu vực sau 10 năm vẫn chưa thể tái thiết và có người tới sinh sống do bị nhiễm phóng xạ quá nặng nề.

 

Những khu vực bị tàn phá nghiêm trọng nhất bởi sóng thần Nhật Bản và động đất có thể kể đến như Sendai, Fukushima, Kamaishi, Iwate, Kesennuma, Miyagi… Theo những số liệu mới cập nhật được tờ Daily Mail đưa tin, số người thiệt mạng đã chạm mốc 15.899 người. Còn 2.572 người khác đang mất tích tuy nhiên cũng được cho là đã tử vong do thảm họa. Hơn 6.000 người may mắn thoát nạn nhưng phải chịu thương tích. Vô số thị trấn bị phá hủy và xóa sổ hoàn toàn khỏi bản đồ.

Nỗ lực hồi sinh những “vùng đất chết”

Sau thảm họa kinh hoàng, Chính phủ Nhật Bản đã không ngừng đầu tư nhằm tái thiết và khôi phục kinh tế của những vùng bị thiệt hại. Tờ Nikkei Asia cho hay, 3 tỉnh chịu tàn phá nặng nề nhất là Fukushima, Iwate và Miyagi đã phục hồi và chuyển mình mạnh mẽ. Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2017 còn vượt qua cả con số ghi nhận được trước khi thảm họa sóng thần Nhật Bản xảy ra.

Chính phủ Nhật Bản đã mạnh tay trợ cấp dòng vốn khoảng 280 tỷ USD, tức là hơn 30 nghìn tỷ yên cho những khu vực bị ảnh hưởng. Số tiền này được sử dụng để vừa hỗ trợ gia đình các nạn nhân, vừa thu dọn những đống đổ nát do nhà cửa và công trình bị hủy hoại. Các cơ sở hạ tầng được tái thiết và xây mới hoàn toàn trở nên khang trang hơn trước kia.

 

Đến nay, việc khôi phục hệ thống đường xá giao thông,các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng đã hoàn thành tại những nơi ít bị sóng thần tàn phá. Ngoại trừ những khu vực cấm tại Fukushima do lo ngại nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân. Đặc biệt trong giai đoạn từ 2021 đến 2025, mức đầu tư của Chính phủ cho những khu vực bị thiên tai tàn phá dự kiến là thêm 1.6 nghìn tỷ yên.

Người dân Nhật Bản và những kỳ tích phi thường

Từ thời điểm xảy ra trận động đất, sóng thần Nhật Bản kinh hoàng cùng thảm họa rò rỉ hạt nhân đến nay đã 10 năm. Những người dân Nhật Bản hẳn vẫn còn chưa nguôi ngoai nỗi đau, nỗi mất mát nhà cửa, người thân cùng tổn thất tâm lý nặng nề. Tuy nhiên họ vẫn kiên cường đứng lên để kiến tạo và xây dựng lại mọi thứ từ con số 0. Chính sự cần cù, nhẫn nại và tính cách mạnh mẽ của những con người Nhật Bản đã làm nên những kỳ tích phi thường mà cả thế giới phải nghiêng mình thán phục.

Những thử nghiệm về mức độ phóng xạ xung quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima vẫn liên tục được tiến hành. Những khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa cho đến thời điểm hiện tại đã được ban bố là vùng an toàn. Chính quyền Nhật Bản chỉ giới nghiêm 3% diện tích khu vực bị nhiễm xạ và đang từng bước xử lý, cải thiện môi trường đất, nước và không khí ở đây.

 

Mảnh đất từng hứng chịu nhiều đau thương do thảm họa kép sóng thần Nhật Bản và sự cố nhà máy điện hạt nhân nay đã được phục hồi. Với định hướng trở thành điểm thu hút khách du lịch trong nước và toàn thế giới như một minh chứng về bản lĩnh và ý chí kiên cường của người dân Nhật Bản. Những trẻ em dưới 18 tuổi sinh ra và lớn lên ở Fukushima đều được khám định kỳ do Chính phủ tài trợ 100%.

Biến thách thức thành cơ hội

Trước những biến đổi khó lường của thời tiết và thiên tai luôn rình rập, Nhật Bản đang không ngừng đổi mới và ứng dụng nhiều công nghệ mới để giảm thiểu thiệt hại gây ra do thảm họa ở mức tối đa. Luật Kenchikushi dành cho các kiến trúc sư quy định rất rõ. Những kiến trúc sư được cấp bằng hành nghề chính thống phải có trách nhiệm đối với sự kiên cố của tòa nhà mà mình tham gia xây dựng lên tới 10 năm.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đang ứng dụng triệt để công nghệ AI, cho phép gia tăng sự kiên cố của các công trình xây dựng. Các phần mềm hiện đại có khả năng dự báo trước sức gió, lượng gió hay mô phỏng bão cũng được tạo ra để cải thiện độ an toàn của các tòa nhà.

 

Nhật Bản đang từng bước tạo dựng một môi trường “an toàn nhất thế giới để ứng phó với thảm họa”, theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2018. Thảm họa sóng thần Nhật Bản như một phép thử để cho thấy người Nhật đã kiên cường vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội như thế nào.

10 năm sau thảm họa sóng thần Nhật Bản, Chính phủ và những người dân Nhật Bản vẫn không ngừng nỗ lực tái thiết các vùng bị ảnh hưởng. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho câu nói “biến đau thương thành hành động”, vượt lên nghịch cảnh để vươn tới tương lai. Chắc hẳn đất nước Nhật Bản sẽ còn phát triển và không ngừng lớn mạnh hơn nữa trong nhiều năm tới.

Phải làm gì để sống sót khi gặp sóng thần Nhật Bản

 

Nhận tư vấn miễn phí

"CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2022"

  • Bạn đang tìm hiểu về chương trình du học?
  • Bạn đang chưa biết nên đi xklđ Nhật Bản như thế nào?
  • Bạn muốn nhận thông tin chính xác nhất?