Tết Nhật Bản: Những nét đặc trưng trong phong tục chào đón năm mới

Mỗi đất nước đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Nếu như các bạn đã quá quen với hoạt động, đồ ăn và phong tục tập quán vào ngày tết ở Việt Nam. Thì hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu một số nét vào ngày tết Nhật Bản nhé.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật. Cùng với sự hội nhập của văn hóa phương Tây cũng mang lại ảnh hưởng không hề nhỏ đến văn hóa Nhật Bản. Một trong số đó có thể thấy rõ là phong tục đón tết âm lịch đã được thay thế bằng dương lịch như các nước Châu Á khác. Tuy nhiên, văn hóa cũng như phong tục của đất nước này thì vẫn giữ được sự độc đáo và những sắc thái văn hóa đặc trưng của phương Đông.

Tết Nhật Bản liệu có điều gì thú vị?
Tết Nhật Bản liệu có điều gì thú vị?

Tết Nhật Bản và những hoạt động thú vị 

Tổng vệ sinh – Osoji

Đây cũng là một điểm khá giống nhau giữa đặc trưng văn hóa Nhật Bản và Việt Nam. Để có một cái Tết thật ấm cúng và không khí cho một năm mới sắp tới. Người Nhật sẽ dọn dẹp nhà cửa (大掃除) từ các điện thờ, bàn thờ, các phòng, sân vườn.

Tổng vệ sinh - Osoji
Tổng vệ sinh trong ngày tết Nhật Bản là một nét văn hóa tương đồng với Việt Nam – Osoji

Người Nhật tin rằng nếu lau chùi đi bụi bẩn để nhà sạch sẽ thì “Thần Năm mới” sẽ mang đến cho gia đình họ nhiều điều phúc lộc hơn. Ngày xưa, họ thường tiến hành vào ngày 13/12. Tuy nhiên, do sự bận rộn của công việc, mà hiện nay, việc dọn dẹp có thể tiến hành vào ngày cuối cùng của tháng 12.

Hiện nay, vẫn có các thần điện hay chùa chiền tiến hành việc dọn dẹp vào ngày 13 linh thiêng này.

Trang trí nhà cửa trong ngày tết Nhật Bản

Trang trí nơi ở, nhà cửa là việc làm không thể thiếu khi đón Tết ở Nhật Bản. Sau khi tiến hành dọn dẹp, người Nhật sẽ trang trí nhà cửa để đón vị thần năm mới Toshigami Sama.

Trang trí nhà cửa trong ngày tết Nhật bản
Trang trí nhà cửa trong ngày tết Nhật Bản.

Ngày đẹp để tiến hành trang trí nhà cửa là ngày 28 hoặc ngày 30. Tuyệt đối tránh làm vào ngày 29. Lí do do cũng khá đơn giản, số 2 mang ý nghĩa 2 lần, số 9 trong tiếng Nhật đọc là Ku. Vì vậy khi ghép lại trong từ Kurushi mang ý nghĩa đau khổ.

Ba món đồ thường được trang trí trong dịp tết đó chính là:

  • Kagami mochi: Đây chính là bánh mochi làm bằng gạo nếp để dâng lên Thần Năm mới. Kagamimochi (鏡餅) có 2 tầng lớn nhỏ thể hiện cho mặt trời và mặt trăng.
Tết Nhật Bản: Kagamimochi (鏡餅) thể hiện cho mặt trời và mặt trăng.

Âm và dương với mong ước một năm viên mãn tràn đầy may mắn. Được trang trí một quả cam ở phía trên, là nơi cư trú khi các vị thần khi ghé thăm nhà. Chính vì vậy, kagami mochi luôn được đặt ở nơi trang trọng nhất của ngôi nhà. Bạn cũng có thể coi nó như là mâm ngũ quả của Việt Nam cũng không sai.

  • Kadomatsu: Được trang trí bởi ba cây tre vát chéo, xung quanh được trang trí bởi những cành thông. Kadomatsu thường được đặt ở trước cửa nhà hay lối ra vào của công ty, mang ý nghĩa một năm mới hanh thông, vạn sự tốt lành.
Tết Nhật Bản: Kadomatsu mang ý nghĩa một năm mới hanh thông, vạn sự tốt lành.
Tết Nhật Bản: Kadomatsu mang ý nghĩa một năm mới hanh thông, vạn sự tốt lành.

Kadomatsu còn có chức năng là dấu hiệu chỉ đường để Thần Năm mới không bị lạc. Là sự chào đón của gia đình đó dành cho thần.

  • Shimekazari: Là một vòng tròn thường được quấn bằng rơm. Treo ở cửa ra vào với mong muốn trừ quỷ, trừ tà. Vật trang trí này có ý nghĩa thông báo đây là nơi ngụ lại của Thần Năm Mới. Nên sẽ được gia đình người Nhật treo ở nơi vô cùng trang trọng.
108 tiếng chuông chùa sẽ vang lên trong không khí trầm ấm đêm giao thừa.
108 tiếng chuông chùa sẽ vang lên trong không khí trầm ấm đêm giao thừa.

Viết thiệp chúc Tết – Nengajo

Đây có thể coi là một trong những văn hóa truyền thống nhất được cả những người nước ngoài mong muốn được trải nghiệm.

Văn hóa viết thiệp chúc tết đón năm mới.

Khi có dịp tìm hiểu về Nhật Bản, bạn sẽ bất ngờ với những hoạt động trang trọng mà mọi người dành cho nhau.

Thông thường, trong khoảng thời điểm tháng 12, mọi người hầu như đã chuẩn bị kỹ lưỡng những chiếc thiệp chúc Tết. Những thiệp này dùng để dành tặng người thân, đồng nghiệp và bạn bè.

Những tấm thiệp xinh xắn được viết bằng tay. Được in hình những con giáp ngộ nghĩnh hay những biểu tượng như núi Phú Sĩ, hoa Anh Đào. Thiệp chúc mừng cần được viết và gửi đi từ trước ngày 31/12 . Bên vận chuyển của bưu điện sẽ phân loại, sắp xếp, và chuyển phát tới người nhận vào đúng sáng ngày 1 Tết. Thật thú vị phải không nào!

Đi viếng đền, chùa trong ngày Tết Nhật Bản – Hatsumode

Như người Việt Nam, người Nhật tâm niệm rằng: nếu đầu năm đi lễ đền chùa thì năm mới sẽ gặp được nhiều điều may mắn, hạnh phúc. Tục lệ này gọi là Hatsumode. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người Nhật đi vào khoảnh khắc sau giao thừa.

Đi chùa đầu năm tết Nhật Bản
Đầu năm đi lễ đền chùa thì năm mới sẽ gặp được nhiều điều may mắn, hạnh phúc.

Vào dịp này, thần điện ở mọi nơi không kể lớn nhỏ đều tấp nập người đến viếng. Một số những địa điểm nổi tiếng như Asakusa, đền thờ Meji jingu hay ở Kyoto sẽ khó mà có thể di chuyển được. Bởi lượng người đổ về đây cực kì nhộn nhịp.

Tất cả tạo nên một không khí vô cùng linh thiêng mà không hề ồn ào. Ban đầu nó chỉ là việc người dân tới viếng đền chùa ở gần khu vực mình sinh sống.

Tết Nhật Bản: Người dân đổ xô đi lễ đền cầu một năm mới bình an
Tết Nhật Bản: Người dân đổ xô đi lễ đền cầu một năm mới bình an

Tuy nhiên, ngày nay mọi người đi xa hơn tới những đền chùa nổi tiếng có may mắn phù hợp với điều mong ước của họ .

Lì xì đầu năm – Otoshidama

Otoshidama đề cập đến một truyền thống của Nhật Bản mà tất cả trẻ em mong đợi hàng năm.

Trẻ em nhận được phong bì nhỏ với một số tiền mặt từ cha mẹ, ông bà và người thân, thường từ 5-6 người. Số tiền trung bình trên mỗi phong bì là 5.000 yên, nhưng nó thường tăng lên khi những đứa trẻ lớn lên.

Otoshidama: Phong bao lì xì ngày tết Nhật Bản
Otoshidama: Phong bao lì xì ngày tết Nhật Bản.

Nhưng dù ít hay nhiều, thì tất cả cũng đều mang ý nghĩa cầu chúc cho người nhận luôn khỏe mạnh, công việc và học hành ngày một thăng tiến, vạn sự hanh thông.

Otoshidama mang ý nghĩa cầu chúc cho người nhận luôn khỏe mạnh
Otoshidama mang ý nghĩa cầu chúc cho người nhận luôn khỏe mạnh, công việc, học hành ngày một thăng tiến.

Truyền thống bắt nguồn từ việc cúng dường bánh gạo gọi là kagami mochi to toshigami-sama, một vị thần năm mới. Những chiếc bánh gạo đó, được cha mẹ tặng cho con cái, trước đây được gọi là toshidama. Chúng đã được thay thế bằng đồ chơi nhỏ, và sau đó bằng tiền ngày hôm nay.

Tết Nhật Bản và món ăn trong dịp Tết

Mâm cỗ – Osechi Ryori

Nếu như Tết Nguyên Đán của Việt Nam có bánh chưng bánh dày. Thì Osechi Ryori là món không thể thiếu vào ngày Tết ở Nhật Bản. Osechi ryori bao gồm các loại thực phẩm truyền thống của Nhật Bản được ăn vào đầu năm mới. Chúng được phục vụ trong một tráp sơn 3 hoặc 4 khay chồng lên nhau để mở ra ăn dần vào ngày đầu năm.

Osechi Ryori
Osechi Ryori – Mâm cỗ trong ngày tết Nhật Bản.

Osechi có mặt hơn 1000 năm trước và bắt đầu với những món ăn đơn giản. Tuy nhiên ngày nay, số lượng món ăn tăng lên đáng kể nhằm thể hiện cho cuộc sống dư dả, viên mãn trong năm mới.

Những người nội trợ đa tài của xứ Phù Tang sẽ chuẩn bị món Osechi kỳ công và đặt vào hộp Jubako truyền thống.

Chỉ cần ngắm nhìn những chiếc hộp xinh xắn này bạn cũng cảm nhận được không khí Tết ngập tràn.

Mì Trường Thọ – Toshikoshi Soba

Toshikoshi Soba
Toshikoshi Soba.

Truyền thống ăn soba vào đêm giao thừa được cho là đã trở nên phổ biến trong thời đại Edo (1603-1868). Vào ngày cuối cùng của năm, tức là ngày 31/12 mọi người sẽ ăn mì Soba.

Sợi mì Soba dài tượng trưng cho sự trường thọ, thon và trơn tuột tượng trưng cho mọi sự suôn sẻ, xuôi chèo mát mái.

Soba tượng trưng cho sự trường thọ
Tết Nhật Bản: Soba tượng trưng cho sự trường thọ, sự việc suôn sẻ, xuôi chèo mát mái.

Thật thú vị, vì soba được cắt dễ dàng so với các loại mì khác. Nó cũng tượng trưng cho một mong muốn cắt bỏ tất cả những bất hạnh của năm cũ. Bắt đầu năm mới được làm mới.

Mì có thể ăn vào buổi trưa hay xế chiều. Nhớ đừng ăn vào buổi tối nhé, như thế sẽ phản tác dụng và mang lại điềm xấu đó.

Soup truyền thống – Ozoni

Nếu như tất cả các món ăn của osechi đều phải được chuẩn bị từ trước Tết. Thì lại có một món ăn được làm vào đúng dịp năm mới, đó là ozoni. Đây là món bánh dày, được ninh chung với thịt gà, rau củ và nước dùng Dashi, được ăn kèm với Osechi. Nhân bánh tùy khẩu vị mà có những loại như: thịt, cá, nấm, bí đỏ, sò…

Soup truyền thống - Ozoni. Một trong những món ăn trong ngày tết Nhật Bản 
Soup truyền thống – Ozoni. Một trong những món ăn trong ngày tết Nhật Bản 

Buổi sáng đầu tiên của năm. Cả gia đình sẽ cùng quây quần bên bàn ăn, uống rượu sake và ăn ozoni. Món súp truyền thống gắn liền với ngày Tết. Zoni hiểu theo nghĩa đen là nhiều nguyên liệu được nấu chung với nhau.

Mochi chính là nguyên liệu đồng thời là cái hồn của món ăn này.
Mochi chính là nguyên liệu đồng thời là cái hồn của món ăn này.

Vì nó quá phổ biến và dễ làm. Nên hầu như rất khó có thể tìm ra một công thức chính xác cho ozoni. Mỗi gia đình có một cách chế biến riêng, tạo nên một hương vị đặc biệt không thể trộn lẫn. Nhưng tất cả đều có một nguyên liệu chung không gì thay thế được là mochi. Có thể nói, mochi chính là cái hồn của món ăn này.

Bánh gạo – Mochi: Món ăn không thể thiếu trong ngày tết Nhật Bản

Đây là một loại bánh dày phổ biến được dùng trong dịp Tết. Bánh này có nhiều cách thưởng thức khác nhau. Nướng chấm với Shoyu rồi cuộn với rong biển, chấm đường….

Mochi là món ăn không thể thiếu trong tết Nhật Bản
Mochi là món ăn không thể thiếu trong tết Nhật Bản.

Một điều đặc biệt nữa là đêm giao thừa hầu như sẽ không bắn pháo hoa để chúc mừng. 108 tiếng chuông chùa sẽ vang lên trong không khí trầm ấm đêm giao thừa.

108 tiếng chuông chùa trong tết Nhật Bản
Tết Nhật Bản:108 tiếng chuông chùa sẽ vang lên để đón chào năm mới.

Người Nhật tin rằng, 108 tiếng chuông tượng trưng cho 108 điều ham muốn trần tục của con người. 108 tiếng chuông này kết thúc cũng là lúc những điều đau khổ của năm cũ qua đi. Chào đón một năm mới vui vẻ và gặt hái được nhiều thành công.

Tết của Nhật cũng mang một số nét tương đồng với Tết cổ truyền của Việt Nam nhỉ. Nếu có cơ hội đến Nhật, hãy cố gắng trải nghiệm những giây phút đón năm mới tại đây nhé. Chắc chắn sẽ là những hình ảnh không bao giờ làm bạn phải thất vọng đâu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của nhatbanchotoinhe.com

Nhận tư vấn miễn phí

"CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2022"

  • Bạn đang tìm hiểu về chương trình du học?
  • Bạn đang chưa biết nên đi xklđ Nhật Bản như thế nào?
  • Bạn muốn nhận thông tin chính xác nhất?