Ngỡ ngàng với sự khác biệt trong lễ thất tịch Nhật Bản và Việt Nam

Theo truyền thuyết lễ thất tịch bắt đầu từ chuyện tình của Ngưu Lang Chức Nữ ( Orihime và Hikoboshi ở Nhật Bản). Hầu hết nội dung của truyền thuyết này đều mô tả cả hai phải lòng nhau rồi sớm kết hôn mà bỏ bê sao nhãng các công việc rồi bị thần tiên trách tội mà phải xa nhau. Nhưng vì cảm động trước tình cảm sâu nặng đôi bên mà ông Trời cho phép họ gặp nhau mỗi năm một lần. Kể từ đó, vào mỗi buổi tối ngày 7 tháng 7 (âm lịch), Orihime và Hikoboshi băng qua Dải Ngân hà đoàn tụ cùng nhau.

lễ thất tịch Nhật Bản

Lễ thất tịch ở Nhật Bản

Vào ngày này, người dân Việt Nam thường ăn đậu đỏ và đi chùa cầu duyên. Những ai còn độc thân thì sẽ nhanh chóng tìm được ý chung nhân. Còn nếu đã có đôi có cặp thì sẽ bên nhau lâu dài, tình cảm bền vững. Trong khi đó người Nhật sẽ ăn mì Somen, được ví như dải ngân hà hay tấm vải dệt của nàng Chức Nữ (Orihime). Họ còn viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để trang trí cũng như hi vọng nhận được nhiều may mắn, thịnh vượng.

lễ thất tịch Nhật Bản

Giấy đầy màu sắc Tanzaku

lễ thất tịch Nhật Bản

Mì Somen

lễ thất tịch Nhật Bản

Chè đậu đỏ

Vượt qua sự khác biệt ngôn ngữ và rào cản khoảng cách, nó đơn thuần không chỉ là một câu chuyện tình yêu lãng mạn mà còn biểu lộ cho sự giao thoa kết nối văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản. Dù các hoạt động tổ chức, đồ ăn trong mùa lễ Thất tịch của hai nước khác nhau nhưng đều có sự khởi nguồn chung và mang ý nghĩa cơ bản là ca ngợi tình yêu chung thủy và nỗi nhớ mong trong tình yêu.

Nguồn: Khanh Henry group Nhật Bản chờ tôi nhé

Nhận tư vấn miễn phí

"CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2022"

  • Bạn đang tìm hiểu về chương trình du học?
  • Bạn đang chưa biết nên đi xklđ Nhật Bản như thế nào?
  • Bạn muốn nhận thông tin chính xác nhất?