Nhật Bản từ một nước nông nghiệp trở thành một nước có nền công nghiệp lớn thứ 3 thế giới. Không phải tự nhiên Nhật Bản lại có thể phát triển một cách nhanh chóng và bền vững như vậy. Tất cả đều nhờ vào sự lãnh đạo tài hoa của các vị thủ tướng. Hãy cùng chúng tớ tìm hiểu các vị thủ tướng Nhật Bản có tầm ảnh hưởng này nhé!
Thủ tướng Nhật Bản là chức vị như thế nào?
Thủ tướng Nhật Bản hay còn được gọi là Nội các Tổng lý Đại thần (内閣総理大臣). Nội các Tổng lý Đại thần là người đứng đầu nội các do thiên hoàng phê duyệt sau khi được đề cử bởi các thành viên trong nội các. Trong hiến pháp được ban hành vào năm 1947, có ghi cụ thể quyền hạn của thủ tướng.
- Đề cử/ bãi bỏ và giám sát các bộ phận thuộc pháp quyền.
- Chủ tọa các buổi họp tổ chức chính phủ.
- Cử nhiệm và bãi bỏ chức vị các bộ trưởng.
- Cho phép thi hành đúng pháp luật đối với các bộ trưởng.
- Ký tên cùng với các bộ trưởng, các luật và các chỉ thị của chính phủ.
- Tổng tư lệnh của các Lực lượng Phòng vệ chính phủ
Tổng hợp các đời thủ tướng Nhật Bản
STT | Tên | Nhiệm kỳ |
1 | Yoshida Shigeru | 15/10/1948 – 10/12/1954 |
2 | Hatoyama Ichirō | 10/12/1954 – 23/12/1956 |
3 | Ishibashi Tanzan | 23/12/1956 – 31/01/1957 |
4 | Kishi Nobusuke | 31/01/1957 – 19/07/1960 |
5 | Ikeda Hayato | 19/07/1960 – 09/11/1964 |
6 | Satō Eisaku | 09/11/1964 – 07/07/1972 |
7 | Tanaka Kakuei | 07/07/1972 – 09/12/1974 |
8 | Miki Takeo | 09/12/1974 – 24/12/1976 |
9 | Fukuda Takeo | 24/12/1976 – 07/12/1978 |
10 | Ōhira Masayoshi | 07/12/1978 – 12/06/1980 |
11 | Itō Masayoshi | 12/06/1980 – 17/07/1980 |
12 | Suzuki Zenkō | 17/07/1980 – 27/11/1982 |
13 | Nakasone Yasuhiro | 27/11/1982 – 06/11/1987 |
14 | Takeshita Noboru | 06/11/1987 – 03/06/1989 |
15 | Uno Sōsuke | 03/06/1989 – 10/08/1989 |
16 | Kaifu Toshiki | 10/08/1989 – 05/11/1991 |
17 | Miyazawa Kiichi | 05/11/1991 – 09/08/1993 |
18 | Hosokawa Morihiro | 09/08/1993 – 28/04/1994 |
19 | Hata Tsutomu | 28/04/1994 – 30/06/1994 |
20 | Murayama Tomiichi | 30/06/1994 – 11/01/1996 |
21 | Hashimoto Ryūtarō | 11/01/1996 – 30/07/1998 |
22 | Obuchi Keizō | 30/07/1998 – 05/04/2000 |
23 | Mori Yoshirō | 05/04/2000 – 26/04/2001 |
24 | Koizumi Junichirō | 26/04/2001 – 26/09/2006 |
25 | Abe Shinzō | 26/09/2006 – 26/09/2007 |
26 | Fukuda Yasuo | 26/09/2007 – 24/09/2008 |
27 | Asō Tarō | 24/09/2008 – 16/09/2009 |
28 | Hatoyama Yukio | 16/09/2009 – 08/06/2010 |
29 | Kan Naoto | 08/06/2010 – 02/09/2011 |
30 | Noda Yoshihiko | 02/09/2011 – 26/12/2012 |
31 | Abe Shinzō | 26/12/2012 – 16/09/2020 |
32 | Suga Yoshihide | 16/09/2020 – đương nhiệm |
6 vị Thủ tướng Nhật Bản có tâm có tầm nhất mọi thời đại
1. Itō Hirobumi (伊藤 博文)
Itō Hirobumi (16/10/1841 – 26/10/1909) là thủ tướng Nhật Bản đầu tiên vào thời kỳ Minh Trị. Ông là một chính khách người Nhật với 4 lần nhiệm kỳ (1,5,7,10).
Tiểu sử
Itō Hirobumi là con nuôi của một Samurai với chức vị thấp. Khi lớn ông được chọn du học tại London. Sau một thời gian học tập và sinh sống tại London, ông đã quyết định hướng Nhật Bản đi vào con đường của phương Tây. Trong quá trình làm thủ tướng, ông đã đắc tội với nhiều người vì vậy đã bị ám sát ở Cáp Nhĩ Tân.
Sự nghiệp chính trị
1870: Ông được cử sang Tây để học tập và tìm hiểu về hệ thống tiền tệ
1871: Ông trở về Nhật, thiết lập nên hệ thống thuế trên toàn quốc
1873: Itō Hirobumi trở thành bộ trưởng Bộ Công Chính
1875: Ông trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có một vị trí đứng vô cùng vững chắc trong bộ máy nhà nước Minh Trị.
1884: Sau khi du học Châu Âu 2 năm, ông đã viết ra hiến pháp Nhật Bản và luật dân sự hoàng gia. Bên cạnh đó, ông cũng là người đã thiết lập hệ thống nghị viện quý tộc Nhật Bản.
1885: Sau khi bình thường hóa với Trung Quốc, Itō Hirobumi đã tạo ra hệ thống chính phủ đầu tiên của Nhật Bản.
Thành tựu
Vào nhiệm kỳ thứ nhất:
- Hiến pháp Minh Trị được chấp thuận và áp dụng và đời sống.
- Trở thành nguyên lão đầu tiên của Cơ Mật Viện.
Vào nhiệm kỳ thứ hai:
- Thành công loại bỏ một số điều khoản bất bình đẳng trong Hòa ước Thương mại và hàng hải Anh – Nhật
2. Yamagata Aritomo (山縣 有朋)
Bên cạnh vai trò thủ tướng, Yamagata Aritomo còn được xem là kiến trúc sư nền tảng chính trị quân sự của Nhật Bản hiện đại. Ông là người khởi xướng ra chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Góp phần tham dự vào cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
Tiểu sử
Yamagata Aritomo (14/06/1838 – 01/02/1922) sinh ra trong một gia đình Samurai có vị trí thấp trong xã hội. Ông là người đã tham gia phong trào lật đổ Mạc phủ Tokugawa.
Sau khi đến Châu Âu vào năm 1869 để nghiên cứu về hệ thống quân sự phương Tây. Ông đã bị những thành công rực rỡ của các cuộc chiến thu hút. Ông muốn chuyển Nhật Bản từ một nước nông nghiệp thành một nước mạnh về công nghiệp và quân sự. Vì vậy vào năm 1873, ông đã lập ra chế độ nghĩa vụ quân sự áp dụng trên toàn nước.
Sự nghiệp quân sự và chính trị
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Yamagata Aritomo đã xây dựng nên Bộ tham mưu Lục quân Đế quốc Nhật Bản.
1898: Ông được thăng lên nguyên soái Lục quân.
1909: Yamagata Aritomo trở thành người đứng đầu genrō (genrō là tập hợp các cố vấn của thiên hoàng)
1882: Yamagata trở thành Chủ tịch Hội đồng Lập hiến
1889: Trở thành thủ tướng Nhật Bản đời thứ 3
1900-1909: Chống lại phe phái của Itō Hirobumi. Sau khi Itō Hirobumi mất, ông trở thành nhà chính trị gia có tiếng nói nhất Nhật Bản.
Thành tựu
1906: Vua Edward VII đã trao tặng cho Yamagata huân chương Công trạng
Trong cuộc đời của mình, ông cũng nhận được thêm 3 huân chương là:
- Huân chương Diều Hâu Vàng
- Huân chương Mặt Trời Mọc
- Huân chương Hoa Cúc
3. Hideki Tojo (東 條 英 機)
Hideki Tojo (30/12/1884 – 23/12/1948) là một chính trị gia Nhật Bản. Ông được mệnh danh là người chủ trì nhiều tội ác trong thế chiến thứ hai. Sau khi Nhật đầu hàng quân đồng minh, ông bị kết án tử hình và bị xử treo cổ vào 23/12/1948.
Tiểu sử
Hideki Tojo là con thứ 3 của một vị trung tướng. Ngay từ nhỏ ông đã được huấn luyện để trở thành một người lính. Với tư tưởng “Chiến tranh là điều đẹp đẽ nhất trên toàn thế giới” đã khiến ông làm ra nhiều tội ác sau này. Vào năm 1899, ông đã học ở trường Sĩ quan Lục quân, đây cũng là bước khởi đầu cho sự nghiệp quân sự của ông sau này.
Sự nghiệp quân sự và chính trị
1905: Hideki Tojo được phong hàm thiếu úy bộ binh sau khi tốt nghiệp.
1934: Được thăng cấp thiếu tướng, ông giữ chức vụ Cục trưởng Cục Cán bộ
1941: Trở thành tổng thống
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, ông đã tạo ra nhiều tội ác chiến tranh vì vậy sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, ông đã bị bắt giữ.
Ông đã bị xét xử tội ác chiến tranh như: chiến tranh xâm lược, tổ chức các cuộc chiến tranh vi phạm luật pháp quốc tế, cho phép đối xử vô nhân đạo với các tù nhân chiến tranh…
4. Eisaku Satō (佐藤 榮作)
Eisaku Satō (27/03/1901 – 03/06/1975) là vị thủ tướng đầu tiên được sinh ra trong thế kỷ 20, giữ chức vị này lâu thứ 3 tại Nhật Bản. Với tư cách là một vị thủ tướng tài giỏi, ông đã làm nền kinh tế Nhật Bản phát triển một cách nhanh chóng. Khác với Hideki Tojo, ông là một người chuộng sự hòa bình. Vì vậy, hàng loạt chính sách được đưa ra đều cũng cố cho nền kinh tế và chính trị hòa bình.
Tiểu sử
Sau khi tốt nghiệp Đại học Hoàng gia Tokyo, ông đã thì vào công chức cấp cao Nhật Bản.
1949: Ông gia nhập đảng tự do
1957-1958: Ông giữ chức vụ điều hành đảng dân chủ tự do sau khi 2 đảng tự do và dân chủ hợp nhất lại.
Sự nghiệp chính trị
Ông là người đưa ra các chính sách đối ngoại kinh tế, giúp kinh tế Nhật Bản phát triển một cách nhanh chóng lúc bấy giờ.
1965: Sau khi yêu cầu Mỹ trao trả Okinawa, ông là vị tổng thống đầu tiên thăm lại nơi đây sau hậu chiến tranh.
1966: Đồng sáng lập Ngân hàng Phát triển Châu Á. Nhờ vào quỹ đầu tư này, mà phần lớn số tiền được ông ủng hộ cho Việt Nam trong suốt quá trình chiến tranh tại Việt Nam.
1967: Satō đã đề ra “Ba Nguyên tắc Phi hạt nhân” để chấm dứt tham vọng chiến tranh của Nhật Bản
Thành tựu
1970: Được trao giải Golden Pheasant_giải thưởng cao quý nhất cho các nhà lãnh đạo
1974: Ông được nhận giải Nobel hòa bình
5. Abe Shinzō (安倍 晋三)
Abe Shinzō (sinh ngày 21/09/1954), ông chính là vị thủ tướng tại vị lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản. Abe là một thủ tướng rất đề cao tinh thần Nhật Bản cũng bởi vì điều đó mà những chính sách ông đưa ra đã mang Nhật Bản đến một tầm cao mới mà ít có vị thủ tướng nào có thể làm được.
Tiểu sử
Abe Shinzō được sinh ra trong một gia đình chuyên về chính trị nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng đến Nhật Bản. Năm 1977, ông tốt nghiệp đại học Seikei chuyên ngành khoa học chính trị. Sau khi du học Mỹ để nghiên cứu các chính sách về kế hoạch và phát triển, ông về làm cho Kobe Steel. Tuy nhiên vào 1982, ông đã chuyển sang làm việc cho chính phủ với vai trò tổng thư ký.
Sự nghiệp chính trị
26/09/200: Abe Shinzō đắc cử trở thành thủ tướng Nhật Bản trẻ nhất kể từ năm 1941.
2006: Tuyên bố “Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược” trong chuyến thăm Việt Nam
2007: Đề xuất dự luật khuyến khích chủ nghĩa dân tộc và “tình yêu quê hương đất nước” trong giới trẻ ở Nhật Bản. Sửa đổi lập pháp, cho phép phụ nữ thừa kế ngai vàng trong hoàng tộc.
2013: Đề ra chính sách kinh tế được gọi là Abenomics: Chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chiến lược tăng trưởng và cải cách cơ cấu
2013: Hỗ trợ trong việc thành lập dự án các trường đại học toàn cầu hàng đầu
Dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Abe, Nhật Bản đã đầu tư quỹ ODA cho Việt Nam, và là đối tác thương mại lớn thứ 4 tại Việt Nam. Hơn thế nữa, trong đợt COVID vừa qua, các thực tập sinh Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tài chính do thủ tướng Abe tài trợ. Bên cạnh đó, các thiết bị y tế cũng được ông hỗ trợ để giúp Việt Nam vượt qua được đại dịch lần này.
Thành tựu
2013: Top 100 nhà tư tưởng chính sách đối ngoại toàn cầu
2015: Nhà lãnh đạo thế giới về an ninh mạng của diễn đàn toàn cầu Boston
7. Suga Yoshihide (菅 義偉)
Suga Yoshihide (sinh ngày 6/12/1948) hiện đang giữ chức vụ thủ tướng Nhật Bản, bắt đầu nhiệm kỳ từ năm 2020. Sau khi Abe Shinzō tuyên bố từ chức, ông đã nhận được 70% phiếu bầu trong đợt bầu cử tiếp theo. Suga tuyên bố rằng sứ mệnh của ông là đối ứng được với dịch bệnh COVID, duy trì nền kinh tế ổn định trong mùa đại dịch.
Tiểu sử
Suga sinh ra trong một gia đình nông dân ở tỉnh Akita. Năm 1973, ông vừa học vừa làm và đã lấy được bằng cử nhân luật tại đại học Hosei. Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành thư ký cho đảng Cộng Hòa. Vào tháng 10/1986, ông đã từ chức để có thể gầy dựng nên sự nghiệp của riêng mình.
Vào năm 1987, ông được bầu chọn vào hội đồng thành phố Yokohama. Mặc dù tuổi đời còn trẻ tuy nhiên lại đã chủ trì các cấp cao nhất của chính phủ. Cũng bởi vì điều này mà người ta gọi ông là “”Thị trưởng bóng đêm”
Sự nghiệp chính trị
2005: Ông được bổ nhiệm với vị trí thứ trưởng cấp cao bộ truyền thông và nội vụ
2011: Bổ nhiệm với vị trí chủ tịch ban tổ chức và bộ chỉ huy chiến dịch Đảng
2012: Ông trở thành thành viên chánh văn phòng nội các thứ hai của Abe. Với vai trò này, ông vừa là người bạn vừa là người hỗ trợ Abe quản lý các vấn đề của chính phủ.
2019: Suga Yoshihide đã nổi tiếng khắp thế giới khi công bố Nhật Bản sẽ bước sang một kỷ nguyên mới _ Reiwa. Cũng chính vào năm này, ông đã tự đặt biệt danh cho mình là “Uncle Reiwa”.
2020: Sau khi Abe tuyên bố từ chức vì bệnh, ông đã được Abe chọn làm ứng cử viên hàng đầu để thay thế vị trí thủ tướng.
2021: Kiểm soát được dịch bệnh Covid và cho tổ chức thế vận hội Olympic (trễ 1 năm so với dự tính). Tuy nhiên đây cũng là một nỗ lực lớn của ông trong lục ông tại nhiệm.
Thành tựu
Vào những năm đồng hành với cựu thủ tướng Abe, Suga đã đóng góp không ít trong sự thành công của Abe. Chính Suga là người đã khuyên Abe nên tập trung vào kinh tế lâu dài.
Hơn thế nữa trong công cuộc kiểm soát đại dịch Covid 19, tuy vẫn còn sai sót nhưng những nỗ lực của ông đều được người dân công nhận.
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu các vị thủ tướng tài ba của Nhật rồi phải không nào? Bạn ấn tượng với vị nào nhất hãy comment bên dưới cho chúng tớ biết nữa nhé! Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo danh sách các vị thủ tướng qua từng thời kỳ tại đây. Cảm ơn bạn đã theo dõi nhatbanchotoinhe.com