Trà đạo là một văn hóa truyền thống nổi tiếng đến từ xứ sở hoa anh đào Nhật Bản. Vốn du nhập từ Trung Quốc, nhưng người Nhật đã biến nó thành một vẻ đẹp mang bản sắc riêng của họ. Hãy cùng mình tìm hiểu về lịch sử trà đạo, các nghi thức và top các bàn trà Nhật đang được ưa chuộng nhé.
Trà đạo là gì?
Khái niệm, lịch sử phát triển của Trà đạo
Trà đạo trong tiếng Nhật được gọi là Chanoyu (茶の湯), hay còn gọi là Sadou (茶道). Một loại hình văn hóa truyền thống Nhật Bản được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII.
Nguồn gốc của Trà đạo bắt nguồn từ Trung Quốc. Vào những năm 805 thời kì Heian, một nhà sư tên Saichou sau chuyến đi Trung Quốc đã mang cây trà đầu tiên về Nhật Bản.
Sau đó, bột trà Matcha xuất hiện khi nhà sư Yousai mang nó về từ Trung Quốc vào năm 1214 thời kì Kamakura. Uống trà trở thành một nghi thức của phái Thiền Tông trong Phật giáo. Nhưng khi đó matcha chỉ được coi như là một loại dược liệu.
Mãi đến thời Muromachi, văn hóa trà đạo bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Được giới quý tộc Nhật Bản rất ưa chuộng. Các nghi thức được xây dựng và Trà đạo đã mang một nét văn hóa độc đáo riêng của người Nhật.
Không đơn thuần chỉ là uống trà, trà đạo còn giúp con người gột rửa tâm hồn, hòa mình vào thiên nhiên. Ý nghĩa đó được thể hiện qua 4 chữ: Hòa – Kính – Thanh – Tịnh (和 – 敬 – 清 – 寂). “Hòa” trong hòa hợp, hài hòa. “Kính” trong tôn kính, kính trọng và biết ơn. “Thanh” trong thanh khiết, thanh tịnh. “Tịnh” trong tịnh tâm, tĩnh lặng tâm hồn.
Nghi thức trà đạo và những điều cần lưu ý
Nghi thức từ công đoạn chuẩn bị trà và pha trà được gọi là Otemae, gồm 4 bước như sau:
- Bước 1: Thanh tẩy trà cụ
Các trà cụ được thanh tẩy trước khi sử dụng bằng nước sôi. Sau đó được lau bằng khăn khô.
- Bước 2: Pha trà
Nhiệt độ nước thích hợp dùng để pha trà nằm khoảng từ 70°C đến 80°C. Đầu tiên cho một lượng trà thích hợp vào chén. Dùng dụng cụ khuấy trà (chasen) khuấy đến khi bông bọt và hòa tan hết bột trà.
- Bước 3: Đưa trà cho khách thưởng thức
Chén trà sẽ được trà sư đặt trên chiếu tatami, trước mặt khách. Mặt chính của chén trà đối diện với khách.
Khi được mời, vị khách đầu sẽ nâng chén bằng tay trái và nói giữ chén bằng tay phải. Tiếp đó là xoay mặt chính của chén về phía trước để thể hiện sự tôn trọng. Lưu ý rằng nên nói cảm ơn trước khi thưởng thức, sau đó nhấp nhẹ môi và uống hết trong 3 ngụm trà.
- Bước 4: Kết thúc nghi thức
Sau khi tất cả khách đã thưởng xong trà. Trà sư sẽ rửa lại các dụng cụ pha trà và tiễn khách.
Một số lưu ý thêm khi thưởng trà đó là: không đi chân trần trên chiếu Tatami, nên ngồi quỳ khi uống trà và hạn chế nói chuyện riêng. Hãy quan sát quá trình pha trà, nghe tiếng đánh trà, tiếng nước sôi,… để có thể cảm nhận được vẻ đẹp và sự thanh tịnh mà trà đạo mang lại nhé.
Top 5 mẫu bàn trà Nhật Bản
Các kiểu bàn trà Nhật đang được ưa chuộng tại Việt Nam bởi vẻ đẹp tinh tế của nó. Phù hợp với căn nhà mang phong cách hiện đại. Chiều cao trung bình của bàn trà Nhật chỉ từ 15 – 30cm. Bạn có thể kết hợp với sofa lùn hoặc thảm. Bàn trà Nhật mang nét đẹp mộc mạc, thường là màu trung tính, làm nổi bật chất liệu gỗ. Nên sẽ dễ hòa hợp với nhiều nội thất phòng khách khác.
Sau đây là một số kiểu dáng bàn trà Nhật được ưa chuộng:
-
Mẫu bàn trà Nhật kiểu tròn
Bàn trà Nhật kiểu tròn sẽ mang đến cho không gian của bạn sự sang trọng. Vì chiều cao bàn Nhật khá thấp, bên nên cân nhắc mua các đệm ngồi bệt hoặc ghế ngồi có độ cao thích hợp. Chiếc bàn tròn mang đến cho không gian một sự ấm cúng, khi mà mọi người quây quần bên nhau.
-
Mẫu bàn trà Nhật bằng gỗ tự nhiên nguyên khối
Các bàn trà đúng chuẩn tinh thần Trà đạo ở Nhật thường làm bằng gỗ tự nhiên nguyên khối. Kiểu dáng này mang lại sự giản dị, ấm cúng nhưng không kém phần sang trọng. Bền đẹp với thời gian.
-
Mẫu bàn trà Nhật kiểu Noguchi
Noguchi cũng là một trong những kiểu dáng bàn trà Nhật được nhiều người yêu thích. Điểm nhấn ở đây chính là chân bàn, được thiết kế độc đáo và gia công tỉ mỉ. Chân bàn làm từ gỗ nên vô cùng chắc chắn. Thể hiện sự sang trọng, là điểm nổi bật nhất cho không gian phòng khách của bạn.
-
Mẫu bàn trà Nhật có 2 ngăn kéo
Mẫu bàn này rất phù hợp với sofa. Hai ngăn kéo chứa được rất nhiều đồ, giúp bạn tiết kiệm tối đa không gian. Kiểu dáng mang tính thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều không gian.
-
Mẫu bàn trà Nhật 2 tầng độc đáo
Đây là kiểu dáng hết sức sáng tạo và bắt mắt. Mang vẻ đẹp hiện đại, vô cùng tinh tế. Mẫu bàn trà Nhật 2 tầng chính là điểm nhấn đặc biệt cho phòng khách của bạn.
Trong trà đạo,nghi thức pha trà rất nghiêm ngặt. Người pha trà phải đặt cái tâm của mình vào trong từng hành động. Người thưởng trà phải cảm nhận bằng cả tâm hồn. Vậy mới cảm hết được sự tinh hoa, tinh túy trong từng ngụm trà. Hãy thử 1 lần trải nghiệm nghi thức này. Hoặc học cách pha Trà đạo, mua bàn trà Nhật và dụng cụ pha trà để đón tiếp các vị khách của bạn nhé. Theo dõi thêm nhiều chủ đề về Nhật Bản tại nhatbanchotoinhe.com. Cảm ơn bạn đã theo dõi bào viết!