Nhật Bản là một trong những nước ảnh hưởng của rất nhiều nền văn hóa đặc biệt là văn hóa phương Tây. Tuy nhiên bên cạnh việc tiếp nhận những cái mới, Nhật Bản vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc. Một trong những bản chất văn hóa vẫn được người dân giữ gìn và phát huy đó chính là trang phục truyền thống Nhật Bản. Trang phục truyền thống Nhật Bản đa dạng, mỗi một món được khoác lên người đều mang một ý nghĩa riêng biệt. Cùng nhau khám phá về vẻ đẹp mê hồn của các loại trang phục truyền thống này nhé.
Nội Dung Chính
1. Trang phục truyền thống của Nhật Bản: Kimono (着 物)
Nhắc đến trang phục truyền thống Nhật Bản, chắc hẳn không thể không nhắc đến Kimono. Kimono xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ Joumon. Vào thời kỳ đó, Kimono được mặc không có sự phân biệt nam và nữ.
Sau khi Nhật Bản mở cửa thì thời trang phương Tây được du nhập vào. Người Nhật đã thống nhất rằng đồ Tây mặc khi ra đường và mặc trang phục truyền thống Nhật khi ở nhà.
Kimono được may từ vải dệt, vải bông, vải lanh, vải lụa. Tùy vào loại vải và kiểu dáng mà giá tiền của một bộ Kimono sẽ khác nhau. Một tấm vải dài 12-13m, rộng 36-40cm, được cắt thành 8 mảnh. Chúng được khâu lại với nhau để tạo ra hình dáng cơ bản của Kimono.
Không chỉ cầu kỳ từ khâu thiết kế, mà quá trình mặc Kimono cũng đòi hỏi kiến thức từ người mặc chúng. Các lớp vải được xếp chồng lên nhau và được cố định bởi chiếc Obi.
Kimono có nhiều loại kiểu dáng khác nhau. Tùy vào lễ hội, sự kiện, thời điểm mà chọn mặc loại Kimono cho phù hợp.
Xem thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kimono
2. Trang phục truyền thống Nhật Bản: Furisode
Furisode được mặc vào dịp lễ trưởng thành của các cô gái trẻ, lễ cưới và các dịp lễ quan trọng khác. Đặc điểm nổi bật của loại trang phục này chính là cánh tay áo dài.
- Oofurisode (khoảng 114 cm)
- Chuufurisode (95-100 cm)
- Kofurisode ( 85cm )
Một điều lưu ý nữa nếu những người phụ nữ đã có chồng thì họ không được phép mặc Furisode mà phải mặc Tomesode ( cánh tay áo dài dưới 85 cm )
3. Trang phục truyền thống Nhật Bản: Shiromaku
Shiromaku là một loại Kimono được cô dâu khoác lên người trong ngày trọng đại nhất của cuộc đời_ngày đám cưới.
Khác với sự lộng lẫy của các trang phục cưới khác, Shiromaku là sự kết hợp hài hòa giữa màu trắng và đỏ (có thể không có màu đỏ) cùng với các đường chỉ thêu màu trắng. Nhìn tuy đơn giản nhưng nó lại ẩn chứa vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc dưới lớp trang phục.
Màu trắng tượng trưng cho sự thanh khiết về thể xác lẫn tinh thần. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.
Shiromaku dài và tỏa tròn ra, đuôi váy chạm tới đất. Vì vậy, trong các lễ cưới cô dâu còn có người đi kèm theo thì mới có thể đi lại thuận tiện trong bộ áo này.
4. Trang phục truyền thống của Nhật Bản: Yukata (浴衣)
Yukata là một loại Kimono làm từ vải cotton, hay được mặc vào mùa hè, đặc biệt là các dịp lễ hội. Không cầu kỳ như các loại Kimono khác, Yukata được thiết kế để người mặc có thể thoải mái hoạt động .Đồng thời dễ chịu hơn trong thời tiết oi bức mùa hè ở Nhật.
5. Trang phục truyền thống của Nhật Bản: Houmongi
Houmongi là một loại Kimono dành cho phụ nữ đã kết hôn. Họ thường diện trang phục này khi dự lễ đám cưới hay tiệc trà.
Trong quan niệm của người Nhật, Houmongi được ví như là một bức tranh đẹp. Tổng thể, các hoa văn trên bộ trang phục này được nối dài và tạo thành một bức tranh lớn. Đây cũng là điều khác biệt thiết kế giữa Houmongi với các loại Kimono khác. Đối với các bậc cha mẹ Nhật, họ coi Houmongi như món quà tặng cho con gái mình sau khi con gái kết hôn.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu được một vài trang phục truyền thống rồi. Cùng là Kimono nhưng lại có nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Tùy vào tình trạng hôn nhân, các dịp lễ, tết mà người Nhật chọn cho mình trang phục phù hợp và tinh tế nhất. Thể hiện phần nào bản sắc dân tộc và ý nghĩa. Cảm ơn bạn đã theo dõi nhatbanchotoinhe.com Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau nhé.
Nhận tư vấn miễn phí
"CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2022"
- Bạn đang tìm hiểu về chương trình du học?
- Bạn đang chưa biết nên đi xklđ Nhật Bản như thế nào?
- Bạn muốn nhận thông tin chính xác nhất?