Thực trạng già hóa dân số ở Nhật Bản và những ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội

Già hóa dân số là hiện tượng xã hội đã và đang diễn ra tại Nhật Bản từ vài chục năm về trước, đến thời điểm hiện tại thì ngày càng nghiêm trọng hơn. Bài viết dưới đây xin được giới thiệu về thực trạng già hóa dân số tại Nhật Bản, những vấn nạn kéo theo và những chính sách mà Nhật Bản đang nỗ lực thực hiện.

Tình trạng già hóa dân số ở Nhật đang ở mức báo động
Tình trạng già hóa dân số ở Nhật đang ở mức báo động

Xã hội già, xã hội siêu già là gì?

Những thuật ngữ như xã hội già hóa, xã hội già hay xã hội siêu già đều đang được sử dụng trên thế giới. Tuy nhiên chúng lại chưa có một định nghĩa chính xác mang tính quốc tế.

Cụm từ “xã hội già hóa” được sử dụng trong báo cáo liên hợp quốc vào năm 1956. Chính phủ Nhật Bản dựa theo tiêu chuẩn các nước phát triển phương Tây bấy giờ để giả định trên 7% là “dân số già hóa”. Bắt nguồn từ đó, tỉ lệ già hóa được cho là thước đo chung cho cộng đồng quốc tế. 

Độ tuổi từ 0-14 tuổi được gọi là thiếu niên, từ 15-64 tuổi là độ tuổi lao động, trên 65 tuổi là người cao tuổi. Khi đó, tỉ lệ già hóa là tỉ lệ phần trăm của người cao tuổi trong tổng dân số. Người ta dựa theo tỉ lệ này để phân biệt và định nghĩa:

Tỉ lệ già hóa vượt 7% sẽ được gọi là xã hội già hóa, trên 14% là xã hội già, và trên 21% gọi là xã hội siêu già.

Mặc dù không có một định nghĩa chính xác, các cụm từ trên được quy định để phân biệt dễ hiểu tình trạng già hóa của một xã hội.

Dựa theo quy chuẩn trên, Nhật Bản vào thời điểm năm 2018 với tỉ lệ già hóa chạm mức 28.1%, đã bước vào xã hội siêu già.

Độ tuổi từ 0-14 tuổi được gọi là thiếu niên, từ 15-64 tuổi là độ tuổi lao động, trên 65 tuổi là người cao tuổi. Tỉ lệ già hóa là phần trăm người cao tuổi trong tổng dân số.

Một xã hội khi tỉ lệ già hóa vượt 7% sẽ được gọi là xã hội già hóa, trên 14% là xã hội già, và trên 21% là xã hội siêu già.

Tình trạnh già hóa dân số ở Nhật đã vượt qua và bước vào xã hội siêu già hóa vào năm 2018, với tỉ lệ già hóa là 28.1%

Xem thông kê dân số Nhật Bản qua các năm tại đây

 Nguyên nhân chính và diễn biến tình trạng xã hội già ở Nhật Bản

Từ 25 năm trước Nhật Bản đã tiến vào xã hội già, với tỉ lệ người cao tuổi 14.6%, vượt mức 14% vào năm 1995. Và tỉ lệ này vào năm 2010 là 23%, trên mức 21%, bước tiếp vào xã hội siêu già.

Năm 2018, tỉ lệ người cao tuổi trong bối cảnh già hóa này là 28.1%, gần 30% tổng dân số.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này.

Thứ nhất, do sự phát triển của y học và thay đổi của cuộc sống, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng lên. Nhật Bản năm 2017 có tuổi thọ trung bình của nam giới là 81.09 và của nữ giới là 87.26

Cùng với sự gia tăng của lớp dân số trên 65 tuổi, số lượng người tử vong cũng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, Age-adjusted Mortality Rate (tạm dịch: tỉ suất tử hiệu chỉnh cơ cấu tuổi) (tức tỉ lệ tử vong điều chỉnh cơ cấu độ tuổi) lại có xu hướng giảm.

Một nguyên nhân khác là do sự gia tăng hiện tượng giảm tỉ lệ sinh.

Số lượng trẻ em sinh ra đạt mức cao nhất trong cuộc bùng bổ sinh sản (baby boom) lần thứ hai vào những năm 1970, sau đó có xu hướng giảm. Năm 2019, con số này là 940 nghìn người, tỉ suất sinh thô (số lượng trẻ em sinh ra trong 1000 dân) là 7.6. Năm 2016 là năm đầu tiên số trẻ em sinh ra trong năm giảm xuống dưới 1 triệu trẻ, và đến giờ tình trạng giảm thiểu dân số này vẫn đang tiếp tục diễn biến.

Ngoài ra, tổng tỉ suất sinh* kể từ sau cuộc bùng nổ sinh sản lần thứ nhất đã hạ xuống, vào năm 1947 vẫn là 4.32, giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2005 là 1.26, và đến thời điểm năm 2017 vẫn duy trì ở con số khiêm tốn 1.43

Tổng tỉ suất sinh* = tổng các tỉ lệ sinh theo độ tuổi của nữ giới từ 15 đến 59 tuổi, tương ứng với số lượng trẻ em mỗi người phụ nữ sinh ra trong cuộc đời chia theo tỉ suất sinh độ tuổi trong mỗi năm.

Nhật Bản từ 25 năm trước đã bước vào xã hội già, tiến tới xã hội siêu già năm 2010 với tỉ lệ già hóa đạt 23%, vượt mốc 21%

Bên cạnh sự kéo dài tuổi thọ trung bình do tiến bộ y học, thì số lượng trẻ em sinh ra giảm, hay sự giảm tỉ lệ sinh được chỉ ra là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng già hóa dân số gia tăng.

 Những ảnh hưởng của già hóa dân số ở Nhật 

“Tăng trưởng kinh tế” và “Chế độ phúc lợi xã hội” đang trở thành 2 vấn đề lớn gây ra bởi hiện tượng già hóa.

Tăng trưởng kinh tế bị chi phối bởi lực lượng lao động, song nguồn dân số này lại đang giảm thiểu nhanh chóng do sự gia tăng của già hóa và giảm tỉ lệ sinh.

Các chế độ phúc lợi xã hội như tiền lương hưu hay điều dưỡng cũng chịu sự tác động của lực lượng lao động. Dân số lao động giảm, số lượng người già tăng, kết quả là tỉ lệ phần trăm số người lao động trong tổng dân số giảm.

Ngoài ra, lực lượng lao động giảm cũng khiến thị trường nội địa bị thu hẹp, sức hấp dẫn đầu tư giảm. Tiềm năng tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, tiêu biểu là kinh tế cũng giảm sút theo. Chính vì vậy gần đây Nhật Bản đã mở của để các bạn đi du học Nhật Bảnxuất khẩu lao động Nhật Bản với thị trường Việt Nam nhều hơn

Một ảnh hưởng khác tới chế độ phúc lợi xã hội, là sự gia tăng gánh nặng lên mỗi cá nhân do dân số già hóa. Số người chăm sóc cho một người cao tuổi là 11.2 người vào năm 1960, 7.4 người năm 1980, và giảm còn 2.4 người năm 2004.

Nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn biến, đến năm 2060, sẽ chỉ còn khoảng 1 người để hỗ trợ cho mỗi người cao tuổi. Sự cân bằng giữa sự gánh nặng và trợ cấp trong phúc lợi xã hội (tiêu biểu là chi phí y tế, phí điều dưỡng) sẽ sụp đổ.

Hiện tượng già hóa dân số gia tăng phát sinh các vấn đề lớn về tăng trưởng kinh tế và chế độ phúc lợi xã hội.

Do già hóa dân số và giảm tỉ lệ sinh, lực lượng lao động giảm, dẫn tới sự trì trệ của tăng trưởng kinh tế.

Số người cao tuổi tăng cao sẽ dẫn tới sự sụp độ trong những phúc lợi xã hội liên quan tới y tế và điều dưỡng.

Tham khảo: Những đối sách quan trọng của Nhật Bản với tình trạng già hóa dân số

Nguồn tham khảo https://gooddo.jp/

Với hệ thống Fanpage và Group gần 1.000.000 lượt theo dõi. Tương tác và ổn định nhất trong những Group và Fanpage về Nhật Bản hiện nay.  Chúng tôi luôn nỗ lực cung cấp thông tin, hỗ trợ các bạn mong muốn đến Nhật Bản với những thông tin chính xác hữu ích nhất. Truyền cảm hứng và giúp các bạn vững tin trên con đường đến với đất nước mặt trời mọc. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về Nhật Bản tại nhatbanchotoinhe.com – Kênh thông tin Nhật Bản số 1 Việt Nam