Điều dưỡng Nhật Bản: Đánh giá các hình thức, chế độ của chương trình

Bài này sẽ so sánh giải thích về các chế độ tiếp nhận nhân lực điều dưỡng Việt Nam: EPA, thực tập kỹ năng, kỹ năng đặc định và du học. Nguồn lao động Việt Nam được kì vọng sẽ có những triển vọng hơn nữa trong ngành điều dưỡng chăm sóc sức khỏe tại Nhật. Bài viết dưới đây sẽ lý giải chính xác về 4 chế độ tiếp nhận lao động Việt tại các cơ sở điều dưỡng Nhật Bản.

Điều dưỡng Nhật Bản
Tổng quan về Điều dưỡng Nhật Bản

Nội Dung Chính

Chế độ phái cử của Nhật Bản với nguồn nhân lực điều dưỡng của Việt Nam.

  • Du học (介護ビザ: visa đặc định điều dưỡng): học tập tại trường đào tạo nghề với tư cách lưu học sinh, đỗ chứng chỉ hộ lý điều dưỡng, làm việc lâu dài với visa đặc định ngành điều dưỡng.
  • EPA: vừa làm việc tại các cơ sở chăm sóc y tế điều dưỡng với tư cách là ứng viên hộ lý điều dưỡng trong 4 năm, vừa lấy chứng chỉ quốc gia. Sau đó có thể làm việc lâu dài với visa đặc định ngành điều dưỡng.
  • Chế độ thực tập sinh kỹ năng: thực tập làm việc tại các cơ sở chăm sóc y tế điều dưỡng trong thời gian từ 3 đến 5 năm với tư cách thực tập sinh, sau đó về nước chuyển giao kỹ thuật.
  • Chương trình kỹ năng đặc định số 1: nguồn nhân lực có năng lực làm việc ngay lập tức, làm việc trong 5 năm tại các cơ sở chăm sóc điều dưỡng

Du học điều dưỡng (mục đích hướng tới lấy tư cách cư trú “điều dưỡng”: 在留資格「介護)

Tổng quan về du học điều dưỡng Nhật Bản

Du học ngành điều dưỡng là việc học tập tại các trường đào tạo điều dưỡng hộ lý (trường đại học, trường đào tạo chuyên môn) với visa du học như một du học sinh nước ngoài. Khi đỗ chứng chỉ quốc gia về hộ lý điều dưỡng, sau đó đổi sang tư cách lưu trú “điều dưỡng” và làm việc. Với các hoạt động ngoài tư cách lưu trú, có thể làm thêm 28 giờ một tuần, nên bạn có thể làm việc tại các cơ sở y tế song song với việc học.

Trước đây, người tốt nghiệp trường đào tạo không cần chứng chỉ hộ lý điều dưỡng viên để có được tư cách lưu trú “điều dưỡng”, nhưng điều này thay đổi kể từ cải cách về luật được thông qua vào năm 2018. Tuy nhiên, người tốt nghiệp đến năm 2021 có thể nhận được chế độ chuyển tiếp 5 năm sau tốt nghiệp

Mục tiêu của chế độ

  • Năm triển khai: tháng 9 năm 2017
  • Mục đích: qua con đường du học, lấy được chứng chỉ quốc gia hộ lý điều dưỡng của Nhật Bản và làm việc tại đây
  • Căn cứ pháp luật: dự luật sửa đổi một phần Đạo luật quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn.
  • Thời gian lưu trú: trên 2 năm rưỡi

Kết quả & Thực tế:                          

  • Số người tiếp nhận: không rõ
  • Tỉ lệ đỗ kì thi quốc gia: không rõ

Điều kiện ứng tuyển du học điều dưỡng Nhật Bản

  • Học vấn: tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên

Nghiệp đoàn (cơ quan quản lý):

  • Về phía Việt Nam: trường Nhật ngữ, công ty tư vấn du học
  • Về phía Nhật Bản: trường đào tạo hộ lý điều dưỡng

Hạn chế của du học Nhật Bản ngành điều dưỡng

  • Do các vấn đề du học sinh, luật được sửa đổi, tỉ lệ cấp visa giảm mạnh
  • Sự hiện diện của những bên môi giới du học
  • Có giới hạn về thời gian làm việc trong khi du học, chỉ được làm tại các trung tâm y tế điều dưỡng tối đa 28 giờ
  • Việc học và ôn tập cho chứng chỉ quốc gia song song với việc đi làm thêm là rất khó.
  • Các trường học đào tạo ngành điều dưỡng tại Nhật vẫn tiếp tục không có đủ số lượng sinh viên chỉ tiêu. Rất nhiều du học sinh trình độ năng lực tiếng Nhật thấp nhập học. dù tối nghiệp thì cũng khó có thể đỗ chứng chỉ quốc gia.

Xem chi tiết: Du học Nhật Bản ngành điều dưỡng – Cơ hội việc làm trong tương lai

Điều dưỡng Nhật Bản EPA (Hiệp định liên kết kinh tế)

Tổng quan điều dưỡng EPA:

EPA là chế độ tiếp nhận nhân sự theo hình thức: ứng viên hộ lý, điều dưỡng viên từ 3 nước Việt Nam, Philipin, Inđônêxia sau khi nhập cảnh, vừa làm việc tại các cơ sở y tế, đồng thời chuẩn bị và tham gia kỳ thi hộ lý điều dưỡng quốc gia. Khi có được chứng chỉ quốc gia, ứng viên có thể đổi sang tư cách lưu trú “điều dưỡng”. Ban đầu, các trường hợp không đỗ chứng chỉ sẽ bị cưỡng chế về nước. Tuy nhiên nếu đổi sang tư cách tạm trú theo chương trình kỹ năng đặc định số 1 mới đây thì cả những người không đỗ được chứng chỉ quốc qua vẫn có thể tiếp tục sinh sống và làm việc tại Nhật.

Tại Việt Nam, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học điều dưỡng có thể làm việc tại các cơ sở y tế ở mức thấp, chỉ khoảng 30-50%. Dưới sự ảnh hưởng của cân bằng cung cầu nhân lực điều dưỡng, các sinh viên tốt nghiệp đại học ngành điều dưỡng không có kinh nghiệm có xu hướng ứng tuyển trở thành ứng viên của chương trình EPA. Chế độ diện EPA cũng quy định các ứng viên Việt Nam sẽ được nhận mức lương tương đương hoặc hơn so với mức lương của một người Nhật. Ngoài ra, từ tháng 4 năm 2017, các dịch vụ ghé thăm, chăm sóc người cao tuổi tại nhà đã được đưa vào phạm vi công việc của điều dưỡng hộ lý EPA, nhằm thúc đẩy hơn nữa chế độ này.

Chủ trương của chế độ

  • Năm triển khai: năm 2014
  • Mục đích: tăng cường hợp tác kinh tế song phương. Mục đích là ứng viên có thể lấy được tư cách hộ lý điều dưỡng, có thể lưu trú và làm việc tại Nhật trong thời gian lâu dài.
  • Căn cứ pháp luật: Hiệp định liên kết kinh tế Nhật – Việt
  • Thời gian lưu trú: 4 năm kể cả ứng viên không đỗ kì thi quốc gia (trường hợp đỗ kì thi quốc gia có thể đổi sang tư cách lưu trú điều dưỡng)
  • Số lượng tiếp nhận mỗi năm: tổng khoảng 800 người/ năm

Kết quả & Thực tế

  • Số lượng tiếp nhận: trong 6 năm từ năm 2014 bắt đầu triển khai đến năm 2020, tổng 967 ứng viên hộ lý điều dưỡng Việt Nam đã được tiếp nhận.
  • Kì thi quốc qia: tự hào rằng từ năm 2018, đã có những ứng viên Việt Nam nhóm đầu tiên tham dự kì thi quốc gia hộ lý và điều dưỡng với tỉ lệ đỗ cao. Tổng 320 người.

Năm 2018: có 89 người của nhóm ứng viên đợt đầu tiên đã đỗ kì thi với tỉ lệ đậu là 93.7% (89/95). Trong khi tỉ lệ đỗ của ứng viên EPA là 50.7%

Năm 2019: tính cả nhóm ứng viên đợt thứ 2 và những người thi lại thì có 93 người vượt qua kì thi. Tỉ lệ đỗ 88% (93/106)

Năm 2020: tính cả nhóm ứng viên đợt thứ 3 và những người thi lại thì có 138 người đỗ/ Tỉ lệ đỗ là 91% (138/152). Còn tỉ lệ đỗ của những người dự thi lần đầu là 92.2%

Điều kiện ứng tuyển:

Trường hợp bạn chưa có chứng chỉ hộ lý, điều dưỡng ở Việt Nam, chưa có trên 2 năm kinh nghiệp làm điều dưỡng bạn vẫn có thể tham gia chương trình EPA. Mặc khác, học viên tốt nghiệp trường sơ cấp, trung cấp nghề lại nằm ngoài đối tượng có thể tham gia.

  • Điều kiện về kỹ năng điều dưỡng: hoàn thành chương trình học điều dưỡng tại trường cao đẳng (3 năm) hoặc đại học (4 năm) tại Việt Nam.
  • Điều kiện năng lực tiếng Nhật: N3 (trong 12 tháng đào tạo tiếng Nhật trước khi sang Nhật) hoặc N2 (miễn việc đào tạo tiếng Nhật trước)

Tư cách lưu trú

  • Nếu lấy được chứng chỉ quốc gia về hộ lý điều dưỡng, ứng viên có thể chuyển sang tư cách lưu trú visa điều dưỡng và sinh sống lâu dài tại Nhật.
  • Trường hợp trượt chứng chỉ quốc gia, bạn vẫn có thể gia hạn lưu trú thêm 1 năm với tư cách điều dưỡng hộ lý viên tạm thời, hoặc chuyển sang chế độ kỹ năng đặc định số 1.

Nghiệp đoàn (cơ quan quản lý)

  • Về phía Việt Nam: cơ quan phái cử được xác nhận bởi Cục quản lý lao động ngoài nước
  • Về phía Nhật Bản: cơ quan tiếp nhận (doanh nghiệp tiếp nhận)

Điểm bất lợi

  • Rất nhiều ứng viên đã không đạt được kì thi chứng chỉ quốc gia và phải về nước.
  • Có một số ý kiến không hài lòng về mức lương rằng, dù được quy định sẽ nhận được mức lương tương đương người Nhật hoặc cao hơn, nhưng cơ sở tiếp nhận lại không rõ ràng việc này, hoặc cũng do ứng viên chưa hiểu rõ quy định.

Chế độ thực tập sinh kỹ năng ngành điều dưỡng Nhật Bản

Tổng quan về thực tập sinh ngành điều dưỡng

Chế độ thực tập sinh kỹ năng là chế độ với mục tiêu đóng góp cộng đồng quốc tế qua việc chuyển giao kỹ thuật cho các nước đang phát triển, mang hàm ý thực tập nhiều hơn là làm việc tại Nhật. Song do nguồn nhân lực cung ứng bởi các chế độ hiện có như EPA và du học điều dưỡng vẫn còn hạn chế, vào năm 2017, ngành điều dưỡng đã được thêm vào chế độ thực tập kỹ năng. Các nước phái cử chủ yếu là Việt Nam, Trung Quốc, In-đô-nê-xia và Phi-líp-pin.

Chủ trương của chế độ

  • Năm triển khai: tháng 11 năm 2017
  • Mục đích: chuyển giao công nghệ cho Việt Nam như một đóng góp cho cộng đồng quốc tế. Khác với chế độ EPA và các chế độ lấy tư cách lưu trú đặc định ngành điều dưỡng, mục tiêu của chế độ thực tập sinh kỹ năng không phải là làm việc tại Nhật mà là để chuyển giao công nghệ, áp dụng các kỹ thuật đã học được qua việc thực tập về Việt Nam.
  • Thời gian lưu trú: tối đa 5 năm (trong 5 năm nếu chuyển sang chế độ kỹ năng đặc định thì có thể kéo dài thời gian lưu trú)

Kết quả/ Thành tựu

  • Đang kiểm tra
  • Đang kiểm tra

Điều kiện nhập cảnh

  • Về nguyên tắc không có chế độ thi tuyển đối với thực tập sinh kỹ năng, mà chỉ áp dụng kì thi tiếng Nhật riêng cho lĩnh vực điều dưỡng
  • Tiêu chuẩn năng lực tiếng Nhật: N4 (trong 1 năm từ khi nhập cảnh, nếu không đạt từ N4 lên N3 sẽ bị cưỡng chế về nước).

Nghiệp đoàn (cơ quan quản lý)

  • Về phía Việt Nam: cơ quan phái cử được xác nhận bởi Cục quản lý lao động ngoài nước
  • Về phía Nhật Bản: cơ quan đoàn thể giám sát (doanh nghiệp tiếp nhận), các tổ chức phi lợi nhuận

Tư cách lưu trú

Mỗi giai đoạn thực tập kỹ năng cần phải thực hiện và vượt qua kì thi kỹ năng. Trong năm đầu tiên là bài thi kỹ năng trình độ cơ bản (thực hành/ lý thuyết), năm thứ ba là kiểm tra trình độ 3 kyu (thực hành) và năm thứ năm là 2 kyu (thực hành) được áp dụng. Khi qua được các kì thi, bạn sẽ được đổi sang tư cách lưu trú số 1, số 2 và số 3 tương ứng.

Thực tập kỹ năng số 1: Trong vòng 1 năm

Thực tập kỹ năng số 2: Trong vòng 2 năm

Thực tập kỹ năng số 3: Trong vòng 2 năm

Hạn chế của chương trình thực tập sinh điều dưỡng

  • Nhiều những mặt tiêu cực của chế độ thực tập sinh kỹ năng được đăng tin trên SNS và các chương trình TV của Việt Nam
  • Các vấn đề của chế độ thực tập sinh kỹ năng nói chung có thể phát sinh, lan sang cả ở chế độ thực tập sinh kỹ năng ngành điều dưỡng nói riêng.

Xem ngay: Điều dưỡng Nhật Bản và trải nghiệm công việc thực tế

Chế độ kỹ năng đặc định số 1 ngành điều dưỡng

Tổng quan về chế độ kỹ năng đặc định ngành điều dưỡng

Chế độ kỹ năng đặc định là chế độ mới được thành lập vào năm 2019 để tiếp nhận những người lao động nước ngoài đã có kỹ năng, năng lực chuyên môn ở mức nhất định, nhằm đối phó với tình trạng thiếu nhân lực đang trở nên nghiêm trọng tại Nhật Bản. Nói cách khác, có thể nói đây là chế độ tìm kiếm nguồn lực có thể làm việc tại các cơ sở y tế của Nhật ngay lập tức, với điều kiện đã có năng lực tiếng Nhật và kỹ năng điều dưỡng cơ bản tại nước phái cử từ trước.

Dù là trong cùng ngành điều dưỡng, nhưng cả doanh nghiệp và người thực tập theo chế độ này đều có nhiều điểm lợi hơn thực tập sinh kỹ năng thông thường. Trước hết, người lao động Việt Nam khi ký hợp đồng làm việc trực tiếp với cơ quan tiếp nhận sẽ được bảo hộ bởi quyền lao động. Ngoài ra, cũng có thể tự cho chuyển việc trong cùng loại nghề nghiệp. Ngoài ra, sau khi kết hôn …. Với các doanh nghiệp cũng là một điểm lợi.

Hiện tại, ngoài Việt Nam, các nước như Trung Quốc, Philipin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Myanma, Campuchia, Nepan, Mông Cổ. Trong tương lai, việc tiếp nhận nguồn nhân sự điều dưỡng của Việt Nam được dự đoán sẽ chuyển từ chế độ thực tập sinh kỹ năng sang kỹ năng đặc định

Xem thêm: Visa kỹ năng đặc định Nhật Bản: Điều kiện Mức lương MỚI nhất cần biết

Chủ trương của chế độ

  • Năm triển khai: tháng 4 năm 2019
  • Mục tiêu: làm việc trong 14 lĩnh vực đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng. Nhập cảnh tại Nhật với tư cách là nguồn nhân lực kỹ năng đặc định đã có kỹ năng ở trình độ nhất định.
  • Thời gian lưu trú: 5 năm
  • Căn cứ pháp luật: dự luật cải cách một phần Đạo luật quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận tị nạn.

Kết quả & Thực tế

  • Chưa xác định
  • Trong tương lai, số lượng nhân lực điều dưỡng người nước ngoài hoạt động (bao gồm cả Việt Nam) dự kiến ​​có thể đạt đến 60.000 người trong năm năm.

Điều kiện nhập cảnh 

Chế độ kỹ năng đặc định ngành điều dưỡng yêu cầu đõ các bài kiểm tra kỹ năng chuyên môn

  • Tiêu chuẩn kỹ năng điều dưỡng: bài kiểm tra đánh giá kỹ năng điều dưỡng
  • Tiêu chuẩn năng lực tiếng Nhật: kỳ thi tiếng Nhật Foundation (JFT Basic), hoặc kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N4
  • Tiêu chuẩn năng lực tiếng Nhật ngành điều dưỡng: Kì thi đánh giá tiếng Nhật ngành điều dưỡng

Nghiệp đoàn (cơ quan quản lý)

  • Về phía Việt Nam: cơ quan phái cử được xác nhận bởi Cục quản lý lao động ngoài nước DOLAB (giống như chế độ thực tập sinh kỹ năng)
  • Về phía Nhật Bản: nguyên tắc, tuyển dụng trực tiếp (về cơ quản dựa trên hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động).

Tư cách lưu trú của kỹ năng đặc định ngành điều dưỡng

  • Kỹ năng đặc định số 1: trong 5 năm
  • Trường hợp đỗ kì thi ngành hộ lý điều dưỡng: có thể đăng ký để đổi tư cách lưu trú từ kỹ năng đặc định số 1 sang tư cách lưu trú “Điều dưỡng”.

Bất lợi của kỹ năng đặc định điều dưỡng Nhật Bản

  • Chưa rõ về trình độ kiểm tra. Nhiều cơ sở tiếp nhận cũng như nhiều trường hợp người nước ngoài sang Nhật làm việc gặp khó khăn.
  • Điều dưỡng, chăm sóc tại nhà nằm ngoài đối tượng công việc.
  • Hiện nay, ngành điều dưỡng đang là đối tượng của chương trình kỹ năng đặc định số 1, thời gian làm việc tại Nhật giới hạn trong 5 năm. Sau này, nếu chuyển sang chương trình kỹ năng đặc định số 2 thì có thể tuyển dụng người nước ngoài trong một thời gian dài nhất định.

Triển vọng tương lai của điều dưỡng Nhật Bản

Để chuẩn bị cho một xã hội siêu già hóa của Nhật Bản trong tương lai, việc thúc đẩy nguồn nhân lực điều dưỡng nước ngoài, tiêu biểu là Việt Nam là không thể thiếu.

Ba chế độ du học điều dưỡng, EPA, thực tập sinh kỹ năng, không phù hợp với mục tiêu là giải quyết tình trạng thiếu nhân lực, đồng thời phát sinh các vấn đề khác như mẫu thuẫn về vi phạm nhân quyền hay giả làm du học sinh nhưng sang Nhật với mục đích kiếm tiền. Xem xét bối cảnh ấy, chế độ kỹ năng đặc định được cho là sẽ trở thành tiêu chuẩn cho việc tuyển nhân lực điều dưỡng người nước ngoài.

Ngoài ra, không chỉ đơn thuần là phái cử người sang Nhật, cần có hệ thống dịch chuyển nhân sự theo liên kết dọc. Nhằm tạo ra cơ chế mà những người đã có kinh nghiệm điều dưỡng tại Nhật sẽ quay lại Việt Nam, tăng số lượng việc làm tại Việt Nam, tiếp tục phát triển, kế thừa những kỹ thuật đã học được tại Nhật.

Trong tương lai, cần phải xem xét, cân nhắc nên thực hiện như thế nào để có sức cạnh tranh quốc tế trong việc tiếp nhận nhân lực điều dưỡng, bao gồm cả cách hoạt động mỗi chế độ. Nguồn nhân lực điều dưỡng của Việt Nam không chỉ làm việc tại Nhật Bản, mà cả Đài Loan hay Đức cũng rất phổ biến.

Một tầm nhìn về phúc lợi quốc tế dựa trên vòng tuần hoàn có lợi cho cả Nhật Việt là điều tối quan trọng, không thể thiếu để có thể tiếp nhận nguồn nhân lực điều dưỡng bền vững.

Lược dịch từ nguồn: https://www.care4.vn/jp/

Nhận tư vấn miễn phí

"CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2022"

  • Bạn đang tìm hiểu về chương trình du học?
  • Bạn đang chưa biết nên đi xklđ Nhật Bản như thế nào?
  • Bạn muốn nhận thông tin chính xác nhất?