Khám phá và tìm hiểu tất tần tật về các biểu tượng Nhật Bản

Nhắc tới biểu tượng đại diện cho Nhật Bản, bạn sẽ nghĩ tới điều gì? Trong đầu bạn sẽ hiện lên hình ảnh quen thuộc là núi Phú Sĩ và hoa anh đào phải không? Tuy nhiên Nhật Bản còn có rất nhiều biểu tượng khác. Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

Tìm hiểu về biểu tượng Nhật Bản
Tìm hiểu về biểu tượng Nhật Bản

Biểu tượng quốc kỳ Nhật Bản

Quốc kỳ Nhật Bản được gọi là Nishouki (日章旗). Quốc kỳ còn được người Nhật hay gọi bằng cái tên Hi no maru (日の丸). Có nghĩa là “lá cờ mặt trời”.

Biểu tượng quốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản

Lá cờ quốc kỳ Nhật Bản có nền màu trắng, tượng trưng cho sự liêm chính và thuần khiết của nhân dân Nhật Bản. Ở giữa là hình tròn màu đỏ, tượng trưng cho “đất nước mặt trời mọc”.

Biểu tượng mặt trời mọc còn đại diện cho nữ thần mặt trời Amaterasu, vị thần đã khai sinh ra đất nước Nhật Bản.

Xem ngay: Cờ Nhật Bản: Nguồn gốc, lịch sử hình thành, ý nghĩa Quốc kỳ Nhật Bản

Quốc ca Nhật Bản

Bài hát quốc ca Nhật Bản có tên là Kimigayo (君が代).

Lời bài hát như sau:
君が代は (Kimi ga yo wa)
千代に八千代に (chiyo ni yachiyo ni)
さざれ石の (sazare ishi no)
巌となりて (iwao to narite)
苔のむすまで (koke no musu made)

Quốc ca Nhật Bản
Quốc ca Nhật Bản

Có thể coi đây là bài quốc ca ngắn nhất thế giới, vì lời bài hát chỉ có 32 từ. Bài hát mang thông điệp: nam nữ trưởng thành, hãy đoàn kết và gắn bó với nhau.

Biểu tượng Nhật Bản: Quốc huy Hoàng gia

Biểu tượng hoa cúc của Hoàng gia Nhật Bản được coi là quốc huy của Nhật Bản. Quốc huy có tên gọi là Kiku no gomon (菊の御紋).

Biểu tượng quốc huy Hoàng gia Nhật Bản
Hoa cúc – quốc huy của Nhật Bản

Quốc huy là hình ảnh 16 cánh hoa cúc tỏa đều màu vàng, có viền đen. Hình tròn tượng trưng cho nhụy hoa làm tâm ở giữa. 16 cánh hoa cúc tượng trưng cho những tia nắng mặt trời, đại diện cho hoàng gia và đất nước Nhật Bản.

ngai vàng Thiên hoàng
Biểu tượng hoa cúc ở ngai vàng Thiên hoàng

Quốc huy Nhật Bản thường xuất hiện ở huy hiệu Hoàng gia, cờ hiệu của Thiên Hoàng, và trong một số sự kiện trọng đại. Bạn có thấy biểu tượng Nhật Bản này ở bìa cuốn sổ hộ chiếu Nhật Bản.

Biểu tượng Nhật Bản: Quốc hoa

Nhật Bản còn hay được gọi là “xứ sở hoa anh đào”. Cách gọi này đã khiến nhiều người nhầm lẫn rằng hoa anh đào là quốc hoa của Nhật Bản. Nhưng không phải đâu, hoa cúc mới chính là quốc hoa được công nhận chính thức.

Hoa cúc - quốc hoa
Hoa cúc – quốc hoa của Nhật Bản

Hoa cúc là biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu. Loài hoa này mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, thể hiện vẻ đẹp của con người Nhật Bản. Nếu bạn để ý thì hoa cúc xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Quốc hoa trên hộ chiếu Nhật Bản
Quốc hoa trên hộ chiếu Nhật Bản

Hoa cúc là biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản. Xuất hiện trên hoa văn của Kimono, trong các họa tiết trang trí, passport và cả trong đời sống ẩm thực và văn hóa Thần đạo Nhật Bản.

Biểu tượng Nhật Bản: Núi Phú Sĩ

Nhắc đến biểu tượng Nhật Bản thì không thể quên nhắc tới Fujisan – Núi Phú Sĩ. Núi Phú Sĩ cao 3776m so với mực nước biển, là ngọn núi cao nhất xứ mặt trời mọc. Miệng núi được phủ tuyết trắng quanh năm.

Biểu tượng núi Phú Sĩ Nhật Bản
Núi Phú Sĩ Nhật Bản

Người Nhật gọi núi Phú Sĩ bằng cái tên thân thương Fujisan mà không phải là Fuji Yama (山: núi). San là hậu tố khi gọi tên một người trong tiếng Nhật. Fujisan là cách gọi thân mật, coi ngọn núi này là một người bạn.

Thời gian leo núi Phú Sĩ là vào tháng 6 đến tháng 8. Các tháng còn lại du khách chỉ được tham quan dưới chân núi để đảm bảo an toàn.

Hoa anh đào

Mặc dù không được quy định trong luật pháo, nhưng hoa anh đào cũng được người dân nơi đây coi là một biểu tượng Nhật Bản. Vòng đời của hoa anh đào vô cùng ngắn ngủi, phù du. Nhưng lại vô cùng thanh tao, hoa tàn vào lúc đỉnh điểm rực rỡ nhất, khi rơi xuống sắc hoa vẫn còn tươi thắm, không héo úa.

Tổ chức tiệc ngắm hoa anh đào
Tổ chức tiệc ngắm hoa anh đào

Bởi vậy loài hoa này còn tượng trưng cho tinh thần bất khuất của người võ sĩ đạo Samurai Nhật Bản. Hoa anh đào có mặt trên khắp Nhật Bản. Vào tháng 4 – mùa hoa anh đào nở, người dân Nhật sẽ tổ chức tiệc ngắm hoa dưới gốc cây hoa anh đào.

Kimono – Trang phục truyền thống

Nếu áo dài là trang phục truyền thống của người Việt. Thì Kimono chính là trang phục truyền thống của người Nhật Bản. Kimono có lịch sử trải hơn hơn 1000 năm. Nổi bật nhất là phần đai Obi quấn quanh bụng đầy màu sắc, là điểm nhấn chính của Kimono.

Kimono - Trang phục truyền thống
Kimono – Trang phục truyền thống

Kimono thường được chia theo mùa, giới tính và độ tuổi. Người Nhật thường mặc Kimono vào dịp năm mới, lễ hội mùa hè, và các sự kiện quan trọng khác. Cách mặc Kimono rất khó, thông thường phải có người hỗ trợ.

Đối với những cô nàng Geisha, công đoạn mặc Kimono của họ dài đến 1 tiếng đồng hồ, và phải có nghệ nhân mặc cho họ. Bạn có thể thuê Kimono tại các cửa hàng chuyên về Kimono, và chụp ảnh trải nghiệm khắp Nhật Bản nhé.

Biểu tượng quốc điểu

Loài chim được công nhận là quốc điểu của Nhật Bản vào năm 1947 là chim trĩ キジ. Con đực tượng trưng cho sự dũng cảm, con cái tượng trưng cho tình mẫu tử của người mẹ.

Chim trĩ - quốc điểu xứ mặt trời mọc
Chim trĩ – quốc điểu xứ mặt trời mọc

Biểu tượng quốc ngư

Cá chép Koi – biểu tượng quốc ngư của xứ sở hoa anh đào. Cá Koi được xem là biểu tượng cho sự may mắn, bản lĩnh và can đảm của người đàn ông.

Cá Koi
Cá Koi – hình ảnh đại diện cho Nhật Bản

Vì vậy mà có Cờ cá Koi xuất hiện trong Lễ ngày 5 tháng 5 của bé trai, có 3 màu chủ đạo là đen, đỏ, xanh. Với mong muốn các bé sẽ lớn lên khỏe mạnh, trở thành cá chép hóa rồng vượt vũ môn ra biển lớn.

Cờ cá Koi đầy màu sắc
Cờ cá Koi đầy màu sắc

Cổng Torii – Biểu tượng thần đạo Nhật Bản

Cổng Torii là biểu tượng đại diện cho Thần đạo Nhật Bản. Torii được đặt trước lối vào đền thờ Thần đạo. Là cánh cổng chuyển từ nơi trần tục đến với vùng đất của các vị thần.

Cổng Torii thường được làm bằng gỗ hoặc đá, thường được sơn màu đỏ. Torii có mặt trên khắp các đền thờ Thần đạo Nhật Bản. Bạn có thể đến check in ngôi đền Fushimi Inari nghìn cổng Torii nổi tiếng ở Kyoto, để cảm nhận vẻ đẹp cuốn hút, linh thiêng này nhé.

Đền Fushimi Inari nghìn cổng Torii nổi tiếng
Đền Fushimi Inari nghìn cổng Torii nổi tiếng

Biểu tượng quốc điệp

Loài bướm Oomurasaki được người Nhật bình chọn là quốc điệp của Nhật Bản. Chúng có màu tím tuyệt đẹp. Người ta còn dựa vào mật độ sinh sống của chúng để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường. Đặc biệt hơn, chúng còn được thờ tại đền Ukaru tại tỉnh Yamaguchi.

Loài bướm Oomurasaki - biểu tượng quốc điệp Nhật Bản
Loài bướm Oomurasaki

Nhạc cụ dân tộc

Đàn Koto, đàn Shamisen, sáo shakuhachi được coi là nhạc cụ truyền thống của xứ mặt trời mọc.

Đàn Koto
Đàn Koto – Nhạc cụ dân tộc Nhật Bản

 

Đàn Shamisen
Đàn Shamisen

 

Sáo shakuhachi
Sáo shakuhachi

Sumo – Môn thể thao quốc gia

Từ xa xưa, Sumo được coi là một nghi thức cầu mùa màng bội thu trong thần đạo Nhật Bản. Đến nay, nó đã được công nhận là bộ môn thể thao thi đấu chuyên nghiệp của Nhật Bản. Các võ sĩ Sumo rất được coi trọng tại đất nước này. Và để trở thành một võ sĩ Sumo, họ cũng phải trải qua quá trình luyện tập khắc nghiệt.

Sumo - Biểu tượng môn thể thao quốc gia Nhật Bản
Sumo – Môn thể thao quốc gia

Vậy là mình đã giới thiệu xong các biểu tượng đại diện cho nước Nhật. Bạn thấy có thú vị không nào? Đọc thêm nhiều bài viết và tin tức về Nhật Bản, và tham gia cộng đồng của chúng mình tại nhatbanchotoinhe.com. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.

Nhận tư vấn miễn phí

"CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2022"

  • Bạn đang tìm hiểu về chương trình du học?
  • Bạn đang chưa biết nên đi xklđ Nhật Bản như thế nào?
  • Bạn muốn nhận thông tin chính xác nhất?